Tháo gỡ khó khăn khi tự chủ tài chính trong giáo dục đại học

Thời sự 14:07 | 27/12/2022
Tự chủ trong giáo dục đại học là chủ trương xuyên suốt được triển khai từ nhiều năm qua trong vấn đề tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính, tài sản; học thuật và hoạt động chuyên môn. Trong đó, tự chủ tài chính, tài sản là vấn đề được triển khai ở nhiều cơ sở giáo dục đại học nhưng cũng còn nhiều vướng mắc.
7 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục đại học
Hoạt động nghiên cứu thực hành trong đào tạo của Ðại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh TRẦN QUỐC TOẢN)
Hoạt động nghiên cứu thực hành trong đào tạo của Ðại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh Trần Quốc Toản).

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, tự chủ trong giáo dục đại học bắt đầu từ năm 1993 khi thành lập Ðại học Quốc gia Hà Nội là mô hình tự chủ cao thực hiện theo quy định của Chính phủ. Những năm trước, các trường đại học công lập được giao tự chủ nhưng phải tuân thủ mức trần học phí do Nhà nước quy định. Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NÐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định rõ mức thu đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo các mức độ tự chủ.

Khảo sát của Bộ Giáo dục và Ðào tạo năm học 2022-2023 đối với 232 cơ sở giáo dục đại học cho thấy: Có 32,76% số trường đại học đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,79% số trường tự bảo đảm chi thường xuyên; 7,33% số trường có kế hoạch sẽ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 9,05% số trường có kế hoạch sẽ tự bảo đảm chi thường xuyên; 33,62% số trường hiện đang tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác; 3,45% số trường đang được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác.

Phần lớn các trường tích cực triển khai tự chủ tài chính đã thu được những kết quả tích cực; một số trường bước đầu tự chủ tài chính cho nên kết quả chưa đáng kể. Trong đó, tự chủ về học phí và quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ tạo thuận lợi trong triển khai và mang lại tác động tích cực cho các trường.

Tuy nhiên, thống kê số liệu quyết toán giai đoạn 2016-2021 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo đối với các trường trực thuộc cho thấy, về cơ bản, nguồn thu chi cho con người (bao gồm cả chi thu nhập tăng thêm và chi vượt giờ) chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo đại học và sau đại học; chi đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng 7%; chi chế độ cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng khoảng 4%, chi trích lập các quỹ chiếm tỷ trọng 10%; chi đào tạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 25%-26%.

Với cơ cấu chi nêu trên cho thấy do nguồn kinh phí của các trường còn hạn hẹp, chủ yếu dành để chi trả cho nhân sự, chi tăng cường điều kiện dạy và học chiếm tỷ trọng thấp sẽ khó có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, tự chủ về quản lý tài sản công, quản lý đầu tư công và khai thác, sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước còn chưa thuận lợi.

Hiện nay còn đang thiếu các quy định trong cơ chế quản lý đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vào các việc: Xây dựng cơ sở vật chất tại các trường đại học như một kênh đầu tư có thu hồi vốn; tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất theo quy định; tự chủ đầu tư, vay vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng hoặc huy động các nguồn tài chính khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng…

Theo PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, quá trình tự chủ tài chính, trường đã hoàn thiện và xây dựng mới các văn bản quản lý tài chính; đa dạng hóa nguồn thu phục vụ phát triển giáo dục; gia tăng tích lũy cho phát triển bền vững. Ðáng chú ý, trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ tài chính cho người học và cải thiện thu nhập của viên chức, người lao động.

Tuy nhiên, thực tế tự chủ ở Trường đại học Ngoại thương cho thấy giai đoạn đầu thực hiện, các quy định liên quan tới tự chủ tài chính còn thiếu và được ban hành chậm hơn so với thực tiễn, nhiều quy định còn chồng chéo, cùng một lúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù, hiện nay Trường đại học Ngoại thương đã xây dựng các dự án phát triển khuôn viên nhưng do cơ chế về huy động nguồn lực bên ngoài còn nhiều điểm chưa rõ ràng cho nên tiến độ triển khai còn chậm…

Vì vậy, từ thực tiễn triển khai tự chủ của đơn vị cho thấy: Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện rà soát các văn bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học. Mặt khác, cần có quỹ đầu tư phát triển cho vay để đầu tư phát triển dài hạn giúp các trường đầu tư cho phát triển nhất là về cơ sở hạ tầng.

Ðại diện Trường đại học Trà Vinh cho rằng, cơ chế tự chủ tài chính hiện nay còn thiếu tính đồng bộ để tạo môi trường tốt cho các cơ sở giáo dục đại học phát triển. Các cơ sở giáo dục đại học công lập tuy đã được giao tự chủ tài chính chi thường xuyên và đầu tư, song trên thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật, các nghị định và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Trường đại học Trà Vinh được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động thì được quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động khoa học-công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp nhưng khi thực hiện thì cơ quan chuyên môn địa phương yêu cầu phải làm đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của nhiều quy định khác nhau… Vì vậy, Chính phủ cần có Nghị định riêng đối với các trường công lập tự chủ, trên cơ sở tích hợp các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thống nhất cách nhìn nhận của các cơ quan quản lý nhà nước, tránh chồng chéo.

Vụ trưởng Giáo dục Ðại học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, giai đoạn 2022-2026, ngành giáo dục định hướng trọng tâm đẩy mạnh nhận thức, quan điểm về tự chủ đại học theo đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn của Ðảng và Nhà nước. Việc tự chủ trong giáo dục đại học cần hoàn thiện và triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư, chi ngân sách của Nhà nước đối với giáo dục đại học.

Ngành giáo dục sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và tài trợ, xã hội hóa trong giáo dục đại học; các ngành tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh hoạt động hợp tác với doanh nghiệp; hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ…

Theo Mạnh Xuân/nhandan.vn

https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-khi-tu-chu-tai-chinh-trong-giao-duc-dai-hoc-post731848.html

Link gốc: https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-khi-tu-chu-tai-chinh-trong-giao-duc-dai-hoc-post731848.html

Tin khác

Tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Để tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định điều này.

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng

Nhiều địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng

(LĐ&PL) Ngày 24/4, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) Quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đáng chú ý, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện nhiều địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng.
Tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Để tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành liên quan thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định điều này.
Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay, góp sức để "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, công tác xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đóng vai trò quan trọng.
Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

(LĐ&PL) Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong Quý II và các tháng cuối năm 2024.
Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

(LĐ&PL) Việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác các dự án đường bộ cao tốc mới, cũng như sớm triển khai nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21

Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21

(LĐ&PL) Nối tiếp thành công của hội nghị ASIACALL lần thứ 20 tại Đà Nẵng, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chính thức là đơn vị đăng cai tiếp theo tổ chức hội nghị quốc tế ASIACALL lần thứ 21 với chủ đề “Trợ năng cho người dạy: Tích hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa việc dạy và học tiếng Anh”. Hội nghị dự kiến diễn ra ngày 23-24/11 với sự tham gia từ các trường đại học quốc tế, nhà nghiên cứu, giáo viên từ nhiều quốc gia.
Đúc kết những bài học 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển

Đúc kết những bài học 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển

Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Đề xuất hai phương án về cấm nồng độ cồn

Đề xuất hai phương án về cấm nồng độ cồn

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động