Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô
Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù vì yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội Dấu ấn đổi thay và khát vọng vươn tới |
Kế hoạch được ban hành nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch Thủ đô); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án phù hợp với khả năng huy động, phân bổ các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch Thủ đô đã đề ra; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch Thủ đô.
Là cơ sở để các sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm triển khai Quy hoạch Thủ đô; Thiết lập cơ sở đánh giá kết quả thực hiện theo từng mốc thời gian cụ thể để tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; làm cơ sở để xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt được mục tiêu phát triển và thực hiện các nội dung Quy hoạch theo đúng lộ trình.
Theo đó, kế hoạch Hà Nội đề ra 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; 227 nội dung công việc cần triển khai và 201 dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trên địa bàn thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tập trung rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương) thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, các quy hoạch đô thị, nông thôn và các quy hoạch của Thành phố.
Các đơn vị cũng rà soát, điều chỉnh, bãi bỏ hoặc tham mưu điều chỉnh, bãi bỏ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, phương án để bảo đảm phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô và tuân thủ theo quy định pháp luật; đặc biệt bãi bỏ các quy hoạch không còn phù hợp với thực tế, quy định pháp luật; quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn…
Về nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực, UBND Thành phố yêu cầu vận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô. Việc sử dụng các nguồn lực cần hướng đến tạo những đột phá và thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô.
Cùng với đó là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách nhà nước và đầu tư công; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công ở tất cả các cấp ngân sách gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội về tài chính, ngân sách, đầu tư tại Luật Thủ đô, các Nghị quyết của Quốc hội đối với thành phố Hà Nội.
Quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là nguồn lực từ đất đai để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển; rà soát, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô để bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng có hiệu quả.
Nghiên cứu cơ chế khai thác giá trị tăng lên từ đất khi đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị; các chính sách thuế bất động sản, các loại phí đặc thù… để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và các địa phương liên quan thúc đẩy thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trung ương trên địa bàn thành phố, Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, tạo tác động lan tỏa, dẫn dắt thu hút vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đề nghị Trung ương và các bộ, ngành quan tâm để Hà Nội sử dụng các gói vay ODA cho phát triển hệ thống đường sắt đô thị.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, nhất là đối với các dự án phát triển hạ tầng đô thị.
Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước có công nghệ tiên tiến, có nguồn vốn lớn, có cam kết gắn bó lâu dài với thành phố, nhất là trong những ngành kinh tế trụ cột của Thủ đô. Thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm du lịch và dịch vụ, trung tâm logistics, khu đô thị mới và nhà ở xã hội.
Đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại, cung cấp thông tin rộng rãi đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về quy hoạch và các định hướng phát triển của Thành phố.
Về tổ chức thực hiện, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo chung các hoạt động triển khai thực hiện Quy hoạch Thủ đô; trực tiếp chỉ đạo các hoạt động có tính liên ngành, do nhiều Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách. Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các hoạt động triển khai thực hiện Quy hoạch Thủ đô theo lĩnh vực được phân công.
Đối với các đơn vị trực thuộc Thành phố, chủ động khai thác, nghiên cứu hồ sơ Quy hoạch Thủ đô đã được công bố công khai và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố; xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch chi tiết của ngành, lĩnh vực, địa bàn triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; tăng cường giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc giám sát, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố về kết quả thực hiện nhiệm vụ của sở, ngành, địa phương, đơn vị…
Tin khác

Danh sách tên dự kiến 34 tỉnh, thành và trung tâm hành chính sau sáp nhập, hợp nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương
Có thể bạn quan tâm

Danh sách tên dự kiến 34 tỉnh, thành và trung tâm hành chính sau sáp nhập, hợp nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Kết quả chia bảng Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước

Trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phát triển đường cao tốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
