Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
Theo đó, Kế hoạch hướng tới mục tiêu quán triệt, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, nâng cao văn hóa tham gia giao thông an toàn được Công đoàn ngành GTVT Hà Nội thường xuyên tổ chức trong người lao động. (Ảnh: Đinh Luyện). |
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bộ GTVT xác định tiếp cận pháp luật không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm chủ động của mỗi người dân để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật.
Bởi vậy, Kế hoạch nhằm xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Trong lộ trình đề ra, Bộ GTVT hướng tới các mục tiêu như: Hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đảm bảo các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật.