Tăng cường hệ thống giám sát, năng lực chẩn đoán, sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe 08:17 | 27/07/2022
Tiến sỹ Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và các chuyên gia của WHO tại Việt Nam đã trao đổi với báo chí, thông tin cơ bản về bệnh đậu mùa khỉ.
Bước đi tiếp theo sau khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp là gì? Lý do WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Chú thích ảnh
Tiến sỹ Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí về bệnh đậu mùa khỉ.

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập vào nước ta rất lớn do các ca bệnh đã xuất hiện ở nhiều quốc gia lân cận như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc; trong khi đó, nhu cầu giao lưu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng.

Liên quan đến vấn đề này, chiều 26/7, tại Hà Nội, Tiến sỹ Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và các chuyên gia của WHO tại Việt Nam đã trao đổi với báo chí, thông tin cơ bản về bệnh đậu mùa khỉ, những hỗ trợ, khuyến cáo của WHO trước nguy cơ bệnh này xâm nhập vào trong nước.

Xác định tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tiến sỹ Socorro Escalante cho biết, việc bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều nước trên thế giới là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Mặc dù chưa có sự đồng thuận nhưng sau khi cân nhắc xu hướng dịch tễ học mới nổi và thực tế lây lan giữa các quốc gia, ngày 23/7, Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus quyết định, đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ có đủ tiêu chí theo Điều lệ Y tế quốc tế và tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, gây quan ngại quốc tế.

Theo Điều lệ Y tế quốc tế, có 5 yếu tố để cân nhắc, xác định một đợt dịch bệnh bùng phát có phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, gây quan ngại quốc tế hay không.

Thứ nhất là dựa trên thông tin được các quốc gia cung cấp. Trong trường hợp này, các số liệu cho thấy virus lây lan rất nhanh ra nhiều nước mà trước đó chưa xuất hiện. Từ ngày 1/1 đến 20/7, thế giới đã ghi nhận gần 15.000 ca - có thể hoặc đã được khẳng định là mắc bệnh đậu mùa khỉ, từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại tất cả 6 khu vực trên toàn cầu, báo cáo cho WHO. Đây là sự gia tăng đáng kể từ dấu mốc trên 3.000 ca (đến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ) vào thời điểm đầu tháng 5/2022.

Thứ hai, 3 tiêu chí để tuyên bố là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, gây quan ngại quốc tế đã được đáp ứng là: Đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ lần này được coi là bất thường; đợt bùng phát là yếu tố nguy cơ y tế công cộng cho các quốc gia thông qua sự lây lan dịch bệnh ở mức độ toàn cầu; đợt bùng phát có khả năng cần sự phối hợp quốc tế trong quá trình phòng, chống dịch.

Thứ ba, các tư vấn của Ủy ban khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc tế của WHO, trong trường hợp này chưa có sự đồng thuận.

Thứ tư, các nguyên tắc về mặt khoa học, bằng chứng có liên quan hiện nay cho thấy, chúng ta còn nhiều điều chưa biết hoặc biết chưa đủ về căn bệnh đậu mùa khỉ.

Thứ năm, các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người và sự lây lan trên phạm vi quốc tế cũng như khả năng tác động tới sự gián đoạn lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người trên phạm vi toàn cầu.

Khi cân nhắc 5 yếu tố này, Tổng Giám đốc WHO đã quyết định, đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, gây quan ngại quốc tế.

Tăng cường hệ thống giám sát, xét nghiệm

Liên quan đến những hỗ trợ của WHO dành cho Việt Nam để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tương tự như việc đáp ứng các dịch bệnh đã xảy ra, WHO đã và sẽ tiếp tục chia sẻ các thông tin cập nhập tình hình. “Chúng tôi đã hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng các hướng dẫn tạm thời về chuyên môn trong lĩnh vực giám sát, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, trong đó có hoạt động tăng cường năng lực hệ thống giám sát, xét nghiệm; hỗ trợ các hoạt động liên quan đến đáp ứng nhanh tạm thời, quản lý lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh đậu mùa khỉ”, bà Socorro Escalant chia sẻ.

Cũng theo bà Socorro Escalant, WHO hỗ trợ Việt Nam xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông về nguy cơ của bệnh với sự tham gia của cộng đồng; hướng dẫn việc tiêm phòng vaccine dựa trên hướng dẫn tạm thời của WHO… Bên cạnh đó, WHO sẽ tiếp tục chia sẻ các hướng dẫn cập nhật của WHO, các văn bản hướng dẫn tạm thời quốc gia (tùy theo diễn biến của bệnh) để Việt Nam có thể thích ứng; đồng thời, đang tổ chức hỗ trợ các sinh phẩm xét nghiệm để cung cấp cho các cơ sở xét nghiệm y tế công cộng và hệ thống bệnh viện trên toàn quốc.

Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết thêm, khi công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, WHO dựa trên một số kịch bản mà các quốc gia có thể gặp phải; phân loại các kịch bản theo từng nhóm quốc gia tùy theo tình trạng thực tế.

Trước hết, với những nước chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ như Việt Nam, WHO đã đưa ra các khuyến cáo tạm thời để có thể xử trí, ứng phó. Cụ thể, phải kích hoạt cơ chế phối hợp liên ngành, cùng với ngành Y tế để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, ngăn chặn tình trạng lây lan. Hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng của Bộ Y tế cần phải có sự kích hoạt, khi cần thiết có sự tham gia của liên ngành.

“Chúng ta cũng cần điều chỉnh và tăng cường hệ thống giám sát, năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, bao gồm xét nghiệm, quy trình vận chuyển mẫu; tăng cường hoạt động truyền thông nguy cơ; cập nhật hướng dẫn, quản lý các ca lâm sàng; nâng cao nhận thức về sự lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ để có biện pháp bảo vệ cộng đồng, nhận diện dấu hiện, triệu chứng ở những cộng đồng có nguy cơ cao…”, bà Socorro Escalant nhấn mạnh.

Cùng với tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, WHO khuyến cáo Việt Nam tích cực cập nhật, chia sẻ thông tin cho người dân về các biện pháp phòng bệnh cũng như cách bảo vệ sức khỏe trong trường hợp bệnh đậu mùa khỉ có khả năng xâm nhập vào Việt Nam.

Không khuyến cáo việc tổ chức tiêm đại trà với bệnh đậu mùa khỉ

Bà Socorro Escalant cũng khuyến cáo, không cần áp dụng các biện pháp liên quan đến đi lại quốc tế của những nhóm cụ thể hoặc dân số nói chung. WHO khuyến khích các quốc gia tuân thủ một số khuyến cáo tạm thời.

Cụ thể, sẵn sàng và đáp ứng các biện pháp giám sát, xét nghiệm, phát hiện, đào tạo, nâng cao nhận thức, trong đó có sự tham gia của cộng đồng. Khi áp dụng các biện pháp này, cộng với các công cụ hiện có, sự phối hợp nhịp nhàng của các bên ở giai đoạn này, dịch bệnh đậu mùa khỉ hoàn toàn có thể được kiểm soát, đồng thời hạn chế sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Hiện nay, WHO không khuyến cáo việc tổ chức tiêm chủng đại trà cho người dân đối với bệnh đậu mùa khỉ. Một số vaccine phòng bệnh cũng đã được đăng ký lại để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, WHO đưa ra khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng bệnh có thể được thực hiện với một số nhóm đối tượng. Ví dụ, người đã tiếp xúc với người mắc bệnh có thể tiêm phòng sau phơi nhiễm; người hỗ trợ người bị mắc bệnh có thể tiêm để chủ động phòng ngừa lây lan như nhân viên y tế, người làm xét nghiệm…

Dựa trên đánh giá về rủi ro và lợi ích cũng như thực tế virus gây bệnh đậu mùa khỉ (không lây lan dễ dàng, bệnh có thể tự khỏi) nên WHO khuyến cáo chưa thực hiện tiêm chủng đại trà. Các quy định về tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ phải được đưa ra dựa trên đặc điểm về lâm sàng, đánh giá giữa lợi ích và rủi ro, giữa các cơ sở y tế, đặc điểm loại vaccine và trong từng trường hợp cụ thể.

Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán khó

Thông tin thêm về bệnh đậu mùa khỉ, bác sỹ Đỗ Thị Hồng Hiên, Chuyên gia dịch tễ học, Nhóm đáp ứng tình huống y tế khẩn cấp của WHO tại Việt Nam cho biết, bệnh đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ gây ra. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở các vùng rừng rậm nhiệt đới mưa ở Trung Phi, Tây Phi và một số khu vực khác. Bệnh đậu mùa khỉ lây sang người thông qua hình thức tiếp xúc vật lý trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, động vật bị nhiễm bệnh hoặc vật dụng nhiễm virus.

Virus đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp gần, da kề da, mặt với mặt, miệng với miệng, miệng kề da, bao gồm cả quá trình sinh hoạt tình dục. Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua các dịch tiết của cơ thể như giọt bắn, đường hô hấp, các vật dụng có nhiễm virus (như chăn, ga, gối…). Phần lớn người nhiễm virus có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương đối nhẹ, bệnh tự khỏi, không cần điều trị, hoàn toàn hồi phục sau 2 - 4 tuần. Tuy vậy một vài trường hợp có thể dẫn tới biến chứng nặng (chủ yếu tập trung vào những nhóm có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch…), để lại di chứng, phần lớn do việc chăm sóc các vết thương trên da, nốt phát ban không tốt.

Giai đoạn ủ bệnh đậu mùa khỉ kéo dài 6 - 13 ngày, nhưng có thể kéo dài từ 5 - 21 ngày. Giai đoạn đầu tiên của việc lây nhiễm virus kéo dài 1 - 5 ngày với các biểu hiện sốt, đau đầu, đau lưng, đau cơ, nổi hạch. Giai đoạn thứ hai kéo dài 1 - 3 ngày, sau khi sốt đã thuyên giảm, xuất hiện nốt phát ban (biểu hiện lâm sàng điển hình), thường theo trình tự từ những nốt dẹp sau đó nổi sưng bọng nước, có mủ, vỡ ra, đóng vảy, bong tróc, hình thành lớp da non mới và kéo dài 2 - 4 ngày.

“Đáng lưu ý, trong đợt bùng phát dịch lần này, nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng điển hình nên việc nhận biết triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán khó khăn”, bác sỹ Đỗ Thị Hồng Hiên cho biết. Theo bác sĩ Hiên, ở thời điểm hiện tại, việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh đậu mùa khỉ trên phạm vi toàn cầu đang ở mức độ trung bình. Với khu vực Tây Thái Bình Dương, (trong đó có Việt Nam), nguy cơ ở mức thấp và trung bình. Việc đánh giá nguy cơ dựa vào mức độ trầm trọng của bệnh, khả năng có ca xâm nhập, khả năng lây lan trong khu vực.

Tính đến ngày 21/7, ở khu vực Tây Thái Bình Dương có 53 ca khẳng định nhiễm virus đậu mùa khỉ, đã được báo cáo tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ (Australia, Đài Loan - Trung Quốc, New Caledonia, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore). Tuần trước, Campuchia đã ghi nhận 1 ca xâm nhập.

“Tuy nhiên, với sự gia tăng rất nhanh của các ca bệnh, cùng với việc thông thương, mở cửa du lịch, tới thời điểm này, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Hơn nữa, xu hướng gia tăng ca bệnh trên toàn cầu cho thấy quy mô thực tế của dịch bệnh đậu mùa khỉ có thể hơn những gì chúng ta thấy trên báo cáo. Đáng lưu ý, nhiều ca bệnh hoàn toàn không có tiền sử đi lại tại vùng lưu hành dịch, vì vậy, chúng tôi cho rằng, có thể có nguy cơ về những làn sóng lây nhiễm, gia tăng mới, đặc biệt trong nhóm dễ bị cảm nhiễm”, bác sỹ Đỗ Thị Hồng Hiên khuyến cáo.

Cũng theo Chuyên gia dịch tễ học, đến nay, đường lây truyền của virus đậu mùa khỉ còn nhiều điểm cần được nghiên cứu. WHO đang tiếp tục thu thập thông tin qua hệ thống giám sát, nghiên cứu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ để có bức tranh toàn cảnh về dịch bệnh này, từ đó đưa ra khuyến nghị về các biện pháp dự phòng, dùng thuốc hoặc không, cách sử dụng vaccine… để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

“Với tất cả những lý do nêu trên, WHO khuyến nghị Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế tiếp tục các hoạt động chuẩn bị đã được triển khai để giảm thiểu tối đa việc lây lan virus đậu mùa khỉ khi có ca xâm nhập đầu tiên”, bác sỹ Đỗ Thị Hồng Hiên lưu ý.

Theo Diệp Trương (TTXVN)/baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/dich-benh/tang-cuong-he-thong-giam-sat-nang-luc-chan-doan-san-sang-ung-pho-voi-benh-dau-mua-khi-20220726215121626.htm

Link gốc: https://baotintuc.vn/dich-benh/tang-cuong-he-thong-giam-sat-nang-luc-chan-doan-san-sang-ung-pho-voi-benh-dau-mua-khi-20220726215121626.htm

Tin khác

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Dân số và phát triển 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và hưởng ứng kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7/2024.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Lần đầu tiên, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy, ghép tạng thành công từ người chết não, từ đó thắp lên hy vọng cho những cuộc đời mới.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

“Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Những người giữ an toàn bãi biển

Những người giữ an toàn bãi biển

Những năm qua, phố biển Cửa Lò luôn khẳng định thương hiệu: An toàn, thân thiện, mến khách. An toàn được đặt lên đầu tiên và trong nỗ lực khẳng định thương hiệu đó có sự góp sức quan trọng của lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển, đó là lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

(LĐ&PL) Hưởng ứng “Ngày hội Điền kinh trẻ em”, trong các ngày 15-16/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phối hợp với Trường Phổ thông Liên cấp song ngữ Quốc tế Wellspring và các đối tác đồng tổ chức chương trình tập huấn theo chuẩn quốc tế.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động