Sử dụng xe công vào mục đích cá nhân có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng
Sử dụng xe công sai mục đích sẽ bị xử lý như thế nào, chẳng hạn như sử dụng xe công đi lễ hội đầu xuân? Vấn đề này được khá nhiều người quan tâm và đã được pháp luật quy định cụ thể.
Xe công là tài sản công - tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công được quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
![]() |
Ảnh minh họa. (Ảnh: VGP) |
Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ, “không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ”.
Theo luật, việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ quy định phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân).
Trong đó, theo điểm c khoản này, phạt tiền “từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô”.
Còn theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ thì mức phạt tiền nêu trên áp dụng với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này)”.
Như vậy, cá nhân sử dụng xe công đi lễ hội (trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ) sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu đồng. Cơ quan, tổ chức giao, sử dụng xe công đi lễ hội không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền đến 20 triệu đồng.
Tin khác

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Có thể bạn quan tâm

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với người có thời gian đóng BHXH cao hơn quy định

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
