Sớm tìm giải pháp kéo giảm ùn ứ giao thông
Gia tăng ùn ứ vì đâu?
Theo ghi nhận, trên các tuyến đường trục chính vào trung tâm Hà Nội như: Tố Hữu, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển… liên tục xuất hiện cảnh người và xe chật cứng, di chuyển khó khăn.
Nhức nhối nhất phải kể đến đường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), trong khoảng thời gian cao điểm sáng từ 7h10 - 8h40, chiều từ 17h20 - 19h30, ô tô, xe máy ngoài việc phải nhích từng bước còn ken kín cả vỉa hè.
Tương tự, tại trục đường Ba La, giao với Quốc lộ 6, giao thông tại khung giờ 7h30 cũng ken đặc. Tại đây, người và phương tiện di chuyển hết sức khó khăn do lượng người và phương tiện đổ vào nội thành tăng đột biến.
![]() |
Giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi giờ cao điểm luôn trong tình trạng căng thẳng. Ảnh: Đinh Luyện |
Là một người dân thường xuyên phải lưu thông trên trục đường ùn tắc, chị Đinh Thị Lệ, nhà ở đường Phú Lãm chia sẻ, buổi sáng đưa các con đi học qua cung đường giao giữa Ba La và Quốc lộ 6 là một cực hình, nhất là tầm sau 7h sáng. Càng lên nút giao hướng vào nội thành thì đường càng tắc, có khi thời tiết xấu, trời mưa gió thì các điểm ùn ứ phải đợi chờ 15 - 30 phút cũng chưa qua được.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, thời gian qua đơn vị tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội; huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông. Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò rất quan trọng. Cùng đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đẩy mạnh quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Bên cạnh đó là nhiều giải pháp khác như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông, từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh, xây dựng văn hóa giao thông an toàn…. |
Được biết, từ hôm khai giảng, Thủ đô mỗi ngày đón cả vài chục nghìn học sinh, sinh viên tới trường, có thêm xe đưa đón học sinh và nhiều loại xe khác… Nhiều ý kiến cho biết, với số lượng người và phương tiện đổ về Hà Nội cao, đường đông đúc và phương tiện khó di chuyển hơn là khó tránh khỏi.
Chỉ ra những bất câp của giao thông Thủ đô, Trưởng ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân cho biết, hiện hệ thống hạ tầng của Thủ đô đang gánh tới khoảng 7,9 triệu phương tiện (trong đó 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện).
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10%/năm đối với ô tô, trên 3%/năm đối với xe máy. Các tuyến đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào giờ cao điểm lưu lượng phương tiện cũng vượt khoảng 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế. Nút Ngã Tư Sở lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên hệ lụy dẫn tới là đường phố thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Nỗ lực tìm giải pháp
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, với nhiều sự cố gắng, đơn vị đã xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Đại La - Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi - đường 70 và nút Ngã Tư Sở - Láng. Sở cũng đã thí điểm điều chỉnh những bất cập về tổ chức giao thông một số nút giao, ngã tư…
Được biết, theo quy hoạch phát triển giao thông - vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để bảo đảm giao thông - vận tải Thủ đô đáp ứng được các yêu cầu thì tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông phải đạt từ 20-26% diện tích; đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3-4%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 50-55%.
Nhưng hiện nay tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng 10%; diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chưa đến 1%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt được khoảng 17,8%. Hằng năm, các phương tiện giao thông gia tăng từ 4-5%/năm. Vì vậy, diễn biến giao thông Thủ đô ngày càng phức tạp, tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm không thể tránh.
![]() |
Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết phương tiện. Ảnh: Đinh Luyện |
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, thành phố Hà Nội thời gian qua đã đẩy mạnh đầu tư nhiều tuyến đường giao thông có tính chất liên huyện, liên tỉnh, đường vành đai; xây dựng nhiều cầu vượt, hầm chui tại các nút giao thông quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, thúc đẩy giao thương giữa các vùng và phát triển kinh tế - đô thị.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa hình thành đồng bộ theo quy hoạch (Vành đai 3 chưa khép kín; Vành đai 2,5 mạng lưới các tuyến đường giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa hoàn thành. Hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị vẫn đang trong giai đoạn đầu tư.
Theo ông Đỗ Việt Hải, để giải quyết vấn đề quá tải về giao thông tại Hà Nội, cần rà soát đánh giá quy hoạch chung của Thủ đô trong thời gian tới để tạo tiền đề cho các dự án chiến lược, căn cơ trong phát triển giao thông đô thị.
Tin khác

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4
Có thể bạn quan tâm

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Sắp đưa vào khai thác và thu phí nút giao liên thông trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông
