Sẽ nới lỏng quy định số lượng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia?
Hà Nội: Nghiêm cấm học sinh, giáo viên sử dụng pháo nổ trái phép Hà Nội thu hồi 9 bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông Nâng cao nhận thức về pháp luật cho đội ngũ nhà giáo, học sinh |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 được sửa, đổi bổ sung bởi Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 và Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT ngày 27/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được Bộ GD&ĐT công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp từ công luận trước khi ban hành chính thức.
![]() |
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đang được Bộ GD&ĐT công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp từ công luận trước khi ban hành chính thức. (Ảnh minh họa: P.N) |
Cụ thể, theo quy định hiện hành, Khoản 1 Điều 16 về số lượng thí sinh dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia quy định: “Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 6 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi được Bộ GD&ĐT xét tăng đến tối đa 10 thí sinh. Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi được Bộ GD&ĐT xét tăng đến tối đa 20 thí sinh”.
Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư mới bỏ cụm từ “ngay trước năm tổ chức kỳ thi” ở điều khoản trên. Theo đó, các đội tuyển có thể được xét tăng số lượng thí sinh dự thi nếu có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp bất kỳ.
Dự thảo cũng quy định điều khoản chuyển tiếp: “Số lượng thí sinh trong đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024 tiếp tục giữ ổn định theo số lượng thí sinh được đăng ký tối đa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021 - 2022.”
Dự thảo đang được Bộ GD&ĐT công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp từ công luận trước khi ban hành chính thức.
Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
