Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo đảm an toàn thực phẩm
Kế hoạch này là một trong những hoạt động nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, “Tháng hành động vì ATTP năm 2023” diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 15/5 là đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Huyện Thường Tín thường xuyên kiểm tra các hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. |
Cụ thể, cao điểm với các nội dung: Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đảm bảo an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống; vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm, thực phẩm ko đảm bảo an toàn.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa cơ quan chức năng và đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thường Tín có khoảng 2.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong thời gian qua, ngoài công tác thanh kiểm tra vệ sinh ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanhvẫn được huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ.
Trong thời gian tới, ngoài tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện, Ban Chỉ đạo liên ngành sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP cho các tiểu thương, nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cá nhân, hộ gia đình... với mục tiêu nâng cao kiến thức của người dân về an toàn thực phẩm và hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn huyện.