Năm 2023, cả nước tinh giản 7.151 biên chế
Đây là thông tin được Bộ Nội vụ báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, năm 2023, toàn ngành Nội vụ đã nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt thực hiện tốt “3 đột phá, 4 trọng tâm”, tạo được sự chuyển biến toàn diện, rõ nét với những kết quả quan trọng, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước và từng địa phương.
Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực nội vụ đạt được nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm sự liên thông, thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Đảng với pháp luật của Nhà nước.
Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nhất là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ bản hoàn thành sắp xếp tổ chức hành chính bên trong cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tiếp tục đổi mới sắp xếp tinh gọn đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập, thúc đẩy tự chủ, xã hội hóa đối với các dịch vụ công.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội nghị. |
Theo đó giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; giảm 2.572 tổ chức phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trong cả nước.
Đặc biệt là cải cách mạnh mẽ về công vụ, công chức; hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới công tác nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức; tăng cường thanh tra công vụ, công chức và xử lý nghiêm việc sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; điều chỉnh mức lương cơ sở lên 20,8% từ ngày 1/7/2023…
Bên cạnh đó, ngành Nội vụ cũng đã tập trung tham mưu, triển khai quyết liệt thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Tích cực tham mưu Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập 60 đơn vị hành chính đô thị của 12 tỉnh và sắp xếp, mở rộng không gian đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của nhiều địa phương. Đổi mới căn bản, toàn diện đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã…
Tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính. Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát xây dựng quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ ngoài thủ tục hành chính theo định hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ công gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số bằng các chính sách tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp...
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham luận tại hội nghị. |
Trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, tại 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã: Thành phố Hà Nội có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.
Thành phố đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Bộ Nội vụ thống nhất thông qua. Theo phương án tổng thể của Thành phố, sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố dự kiến giảm 70 đơn vị hành chính cấp xã (54 xã, 15 phường, 1 thị trấn)…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương những kết quả ngành Nội vụ đã đạt được, đồng thời đề nghị năm 2024 ngành cần tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm là việc khó, cần thực hiện theo nguyên tắc kết nối tốt với địa phương để kịp thời hướng dẫn thực hiện, quá trình triển khai có sự linh hoạt, phù hợp; đặc biệt cần phân cấp mạnh cho các địa phương.
Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phải làm kịp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới. Đồng thời, cần đề nghị tính toán việc tuyển dụng theo phương thức mới, kết hợp với chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài. Cùng với đó, phải đẩy mạnh tinh giản bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, để hướng tới sự minh bạch hơn, đàng hoàng hơn, tử tế hơn…
Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động
Có thể bạn quan tâm

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng
