Khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ hưu
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 35 năm đối với lao động nam, trên 30 năm đối với lao động nữ) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng, với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội (sau số năm mà người lao động được tính hưởng theo tỷ lệ 75%) là 0,5 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là chưa phù hợp, không mang tính chất khuyến khích người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dài, đặc biệt là người tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu.
Với quy định hiện hành, thực tiễn ở một số các đơn vị, doanh nghiệp, khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đạt tỷ lệ tối đa 75%, về cơ bản họ thường lựa chọn chấm dứt hợp đồng để giải quyết hưởng lương hưu với cơ quan Bảo hiểm xã hội, sau đó mới tiếp tục giao kết tiếp hợp đồng lao động.
Vì vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra hai phương án sửa đổi, bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu để khuyến khích người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Phương án 1: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Phương án 2: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Thông tin tại cuộc họp báo về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức mới đây, ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, quy định này không chỉ nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu, mà còn giúp cải thiện mức lương hưu, cũng như gia tăng quyền lợi cho người lao động, góp phần bảo vệ tốt hơn cho người lao động trong quá trình làm việc.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), sẽ tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua với nhiều nội dung lớn được sửa đổi bổ sung như: Bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội; mở rộng đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản; bổ sung chế độ thai sản trong chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần; bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao tính tuân thủ đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động…
Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, dự thảo Luật sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội thảo luận lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 10/2023.
Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các biện pháp tăng quyền năng cho phụ nữ, trẻ em gái

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi, từng bước giảm dần đến tuổi nghỉ hưu

Đa số đại biểu nhất trí đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

Không để cho người lao động phải tự mình đi đòi nợ bảo hiểm xã hội

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2023
Có thể bạn quan tâm

Những trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2024

4 nhóm danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh các biện pháp tăng quyền năng cho phụ nữ, trẻ em gái

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi, từng bước giảm dần đến tuổi nghỉ hưu

Đa số đại biểu nhất trí đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

Không để cho người lao động phải tự mình đi đòi nợ bảo hiểm xã hội

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2023

Đề xuất 2 phương án nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội

Thu thuế phải thu được lòng dân

Một số điểm mới của Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

Gặp mặt, biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế từ dữ liệu bảo hiểm xã hội

Không xét “Lao động tiên tiến” với cá nhân mới tuyển dụng dưới 9 tháng

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô
