Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B

Sức khỏe 08:33 | 22/11/2022
Người dân không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B nếu chưa có chỉ định vì thuốc khá độc hại, dễ ảnh hưởng đến chức năng gan thận…
Kích thước vòng một và những lầm tưởng phổ biến về ung thư vú Cách trị đau đầu hiệu quả không cần dùng thuốc

Dịch cúm B năm nay diễn biến bất thường hơn mọi năm

Thấy con bị sốt, ho, chị Hoàng Ngọc Anh (ở Hà Nội) nghĩ con bị cúm đơn giản. Chị tự cho con uống thuốc cảm cúm như thường lệ, tuy nhiên, sau 2 ngày uống thuốc, cháu nhỏ mệt hơn, đến lúc thấy con mê sảng, đi không vững chị mới tá hỏa gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Bé được xác định mắc cúm B. Rất may được phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên con chị đã hồi phục tốt.

“Khi cháu có dấu hiệu bị cúm, tôi nghĩ cháu cũng bị nhẹ như mọi người trong nhà, chỉ cần uống thuốc cảm cúm thường tự khỏi. Không ngờ cháu lại bị nặng, tới bệnh viện xét nghiệm mới ra là cúm B. Thế mới thấy không thể chủ quan được, nhất là với trẻ nhỏ”, chị Ngọc Anh chia sẻ.

Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B
Dịch cúm B năm nay diễn biến bất thường hơn mọi năm

Thông thường, giai đoạn thời tiết giao mùa, số trẻ đến khám vì mắc bệnh hô hấp rất đông, trong đó nhiều trẻ bị cúm nặng. Ghi nhận tại bệnh viện Nhi Trung ương, sau đợt cúm A bùng phát mạnh vừa qua, từ tháng 9 - tháng 10 lại bắt đầu xuất hiện nhiều trẻ mắc cúm B.

TS.BS Nguyễn Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, năm nay dịch cúm B có nhiều điểm khác so với mọi năm. Cụ thể tỷ lệ nhiễm cúm B tăng cao hơn, lây lan mạnh, tập trung nhiều ở nhóm trẻ lớn và người lớn.

“Nếu mọi năm cúm B chỉ là virus cúm thông thường thì năm nay, biểu hiện ở các trẻ mắc cúm B có vẻ nặng nề hơn như: Trẻ sốt cao hơn, những trẻ này khi xét nghiệm đã có bội nhiễm, trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt các trường hợp này đều lây lan mạnh, đa số các trẻ mắc cúm B nhập viện đều có cả gia đình, lớp học cũng bị lây nhiễm”, TS.BS Nguyễn Mai Hoàn cho hay.

Mọi năm, cúm B thường chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một vài cá thể, nhưng năm nay xuất hiện trong từng gia đình, nhóm đông người; người bệnh có biểu hiện nặng nề hơn. Đặc biệt với những trẻ nhập viện có bệnh nền hoặc có yếu tố cơ địa đều bị nhiễm cúm B rất nặng nề.

“Triệu chứng cúm A và cúm B có nhiều điểm giống như: Sốt cao, viêm long đường hô hấp… Tuy nhiên, mọi năm cúm A vẫn được chú trọng nhiều hơn vì cúm A thường gây sốt cao và lây lan mạnh; tuy nhiên năm nay, cúm B cũng có biểu hiện gần giống cúm A, nên người dân cần phải cẩn thận hơn”, TS.BS Nguyễn Mai Hoàn cảnh báo.

Theo BS. Nguyễn Mai Hoàn, tỷ lệ mắc cúm B tăng cao như năm nay có thể do nhiều nguyên nhân như: Virus cúm hay xảy ra ở những cơ thể có yếu tố dịch tễ tiếp xúc nơi đông người; sau thời gian người dân phải cách ly do dịch bệnh; khi trẻ quay trở lại trường nên có biểu hiện mạnh hơn. Đặc biệt, sau khi cơ thể nhiễm virus, nhiễm cúm cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ giảm hơn, sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn khi mắc cúm.

Phòng tránh lây lan

Theo các chuyên gia y tế, cả cúm A và cúm B đều là cúm mùa, nên đa số bệnh nhân tự phục hồi, nhưng có một số trường dễ biến chứng nặng, nhất là những trẻ có nguy cơ cao như: Trẻ dưới 2 tuổi, trẻ mắc bệnh mãn tính (béo phì, phổi mãn tính, hen, rối loạn miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch…). Vì vậy các ca mắc cúm B chủ yếu được chăm sóc tại nhà; các trường hợp trở nặng mới phải nhập viện.

Một số trường hợp mắc cúm B có biến chứng sẽ được sử dụng các thuốc kháng virus giống như cúm A. Người dân không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B nếu chưa có chỉ định vì thuốc khá độc hại, dễ ảnh hưởng đến chức năng gan thận…

Bác sĩ cũng khuyến cáo, với các trường hợp mắc cúm B điều trị tại nhà, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ vì bệnh gây sốt cao, viêm long đường hô hấp… Cần cho trẻ ở trong phòng thoáng; sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38,5 độ, có thể hạ sốt bằng cách chườm ấm cho trẻ, nới rộng quần áo… Trẻ mắc cúm sẽ rất mệt mỏi, ăn uống kém, nên cần được bổ sung các dưỡng chất bằng cách bù dịch đầy đủ, ăn đồ ăn lỏng, chia thành nhiều bữa…

Với các trẻ mắc cúm cần cách ly, tránh đưa đến lớp để không lây chéo sang người xung quanh…

Để phòng lây nhiễm cúm, người dân cần tuân thủ rửa tay khử khuẩn, vệ sinh bề mặt để hạn chế lây nhiễm khi virus phát tán; tránh đưa trẻ đến nơi đông người.

Hiện nay đã có vaccine phòng cúm A, cúm B tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở nên, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng để phòng bệnh tốt nhất. Với trẻ mắc cúm B, cha mẹ cần theo dõi, nếu thấy các dấu hiệu như: Sốt cao liên tục trên 39,5 độ, sốt cao kéo dài nhiều ngày chưa có dấu hiệu thuyên giảm… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.

Một số dấu hiệu nặng khi mắc cúm như: Trẻ không chịu chơi, quấy khóc, có trẻ có rối loạn nhịp thở (khó thở, thở khò khè, thở rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng), chân tay lạnh, nhịp tim tăng, da tái, có biểu hiện mất nước, không ăn uống được, trẻ mệt lả…/.

Theo Vân Anh/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/khong-nen-tuy-tien-su-dung-thuoc-khang-virus-khi-mac-cum-b-post985288.vov

Link gốc: https://vov.vn/xa-hoi/khong-nen-tuy-tien-su-dung-thuoc-khang-virus-khi-mac-cum-b-post985288.vov

Tin khác

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Dân số và phát triển 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và hưởng ứng kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7/2024.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Lần đầu tiên, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy, ghép tạng thành công từ người chết não, từ đó thắp lên hy vọng cho những cuộc đời mới.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

“Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Những người giữ an toàn bãi biển

Những người giữ an toàn bãi biển

Những năm qua, phố biển Cửa Lò luôn khẳng định thương hiệu: An toàn, thân thiện, mến khách. An toàn được đặt lên đầu tiên và trong nỗ lực khẳng định thương hiệu đó có sự góp sức quan trọng của lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển, đó là lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

(LĐ&PL) Hưởng ứng “Ngày hội Điền kinh trẻ em”, trong các ngày 15-16/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phối hợp với Trường Phổ thông Liên cấp song ngữ Quốc tế Wellspring và các đối tác đồng tổ chức chương trình tập huấn theo chuẩn quốc tế.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động