Gia tăng ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện

Sức khỏe 17:14 | 06/07/2022
Số bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây tại một số cơ sở y tế. Hầu hết các trường hợp này đều có bệnh lý nền và chưa tiêm vaccine mũi nhắc lại.
Covid-19 bùng phát trở lại ở 110 nước, WHO kêu gọi người dân đi tiêm phòng Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chuẩn bị kích hoạt lại các cơ sở điều trị COVID-19

Gia tăng ca khám và nhập viện vì nhiễm Covid-19

Biến thể phụ của Omicron là BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam được cảnh báo có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay) làm gia tăng ca nhiễm Covid-19 mới.

Thực tế, số ca nhiễm Covid-19 mới đang tăng cao trở lại trong một số ngày gần đây tại Việt Nam. Ngày 5/7, số ca mắc Covid-19 mới tăng vọt lên 989 ca, thêm 304 ca so ngày trước đó.

Tại bệnh viện tuyến đầu điều trị Covid-19 ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị cho 61 bệnh nhân Covid-19. Trong số này có 18 bệnh nhân nặng, tăng hơn so tháng 4, 5 và đầu tháng 6. Trong 18 bệnh nhân nặng có 2 ca phải thở oxy mask và 15 ca thở oxy, đều là người có bệnh nền.

Theo ThS,BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus Ký sinh trùng, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trong tháng 4 và tháng 5, trung bình khoa tiếp nhận 1-2 ca Covid-19 mỗi ngày. Bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ chuyển nặng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 đến nay, bệnh nhân Covid-19 ở nhóm người cần đến cơ sở y tế vào nhập viện gia tăng, mỗi ngày khoa tiếp nhận 7-10 bệnh nhân. So tháng trước, số lượng bệnh nhân nhập viện đã tăng gấp đôi khiến khoa gần như kín chỗ. Trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị, có tới 1/3 ca trở nặng.

Khoa Hồi sức tích cực hiện có 20 giường hồi sức dành cho bệnh nhân Covid-19, tuy nhiên ở thời điểm này, tại đây đang điều trị cho 17 trường hợp nặng. Nếu so 1 tháng trước, số bệnh nhân nặng phải vào Khoa Hồi sức tích cực đã tăng gấp đôi và hầu hết các ca này đều có bệnh nền.

Gần đây cũng ghi nhận sự tăng nhẹ ca nhiễm đến điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Hoàng Mai, Hà Nội) thuộc Bệnh viện Đại học Y. Nếu như thời điểm tháng 4-5 có ngày bệnh viện không tiếp nhận ca bệnh nào, thì 2-3 tuần nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1-3 ca.

PGS,TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Trưởng Khoa Cấp cứu-Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh viện hiện đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 2 ca phải thở oxy, còn lại là bệnh nhân nhẹ. Các bệnh nhân vào nhập viện chủ yếu là bệnh nền cần phải nằm viện điều trị, không có ca tái nhiễm.

Gia tăng ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện -0
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Tình trạng gia tăng ca nhiễm cũng được ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong một vài ngày qua. Đặc biệt trong ngày 5/7, số ca tới khám Covid-19 tăng đột biến lên tới 20 bệnh nhân. Trước đó, tại đây trung bình một tuần chỉ ghi nhận 4-5 ca.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết, các trường hợp đến khám có cả người cao tuổi, trẻ em… và đa số ít nhất đã tiêm 2-3 mũi nên triệu chứng nhẹ. Những trường hợp nhập viện chủ yếu do có bệnh lý nền.

Vaccine vẫn là vũ khí hữu hiệu

Ghi nhận tại các cơ sở y tế này, hầu như các bệnh nhân Covid-19 vào nhập viện đều tiêm 2-3 mũi vaccine, chưa có người bệnh nào tiêm mũi 4. Trong khi đó, biến thể phụ của Omicron là BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam có khả năng lây lan rất mạnh, đòi hỏi người dân cần phải tiêm mũi nhắc lại để có được miễn dịch chủ động.

"Thực tế chúng tôi nhận thấy, các bệnh nhân mắc Covid-19 đã tiêm mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi tăng cường mũi 3, mũi 4 thì dấu hiệu nặng của Covid-19 giảm đi rất nhiều, bệnh nhân cũng không có biến chứng nặng tiến triển và gần như không ghi nhận ca tử vong", bác sĩ Hương cho hay.

Các chuyên gia dịch tễ nhấn mạnh, thời gian qua, số ca bệnh nặng và tử vong giảm sâu là do ca mắc giảm, độ bao phủ vaccine cao nên bệnh nhẹ hơn. Tuy nhiên, miễn dịch của vaccine sau 6 tháng sẽ giảm đi, nên người có bệnh nền, người cao tuổi không tiêm vaccine mũi nhắc lại khi mắc bệnh sẽ nặng hơn. Nếu tăng số ca mắc thì nguy cơ hệ thống y tế quá tải, lúc đó sẽ tăng ca nặng và tăng tử vong.

Do đó, để ứng phó với biến thể phụ BA.5 xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị đẩy nhanh tiêm phòng vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi và tiêm mũi 3, 4 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tiêm vaccine mũi bổ sung, mũi tăng cường theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt là nhóm cao tuổi, có bệnh nền và người suy giảm miễn dịch để khi mắc bệnh sẽ nhẹ hơn.

Khi tiêm mũi 3, mũi 4, vaccine Covid-19 chúng ta sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể phụ BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại.

Bộ Y tế đề nghị hệ thống giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới: tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so mục tiêu của WHO; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới; tỷ lệ tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia châu Âu như Italia, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Ba Lan...

Theo Thiên Lam/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/gia-tang-ca-nhiem-covid-19-phai-nhap-vien-704046/

Link gốc: https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/gia-tang-ca-nhiem-covid-19-phai-nhap-vien-704046/

Tin khác

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Lễ hội Xuân hồng khởi động vào mùng 9 Tết

Lễ hội Xuân hồng khởi động vào mùng 9 Tết

(LĐ&PL) Theo tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khác với các năm trước, lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 năm 2024 sẽ khởi động rất sớm, từ ngày 18/2 (tức mùng 9 Tết).
2 người bị ngộ độc Aconitin do uống rượu ngâm củ ấu tẩu

2 người bị ngộ độc Aconitin do uống rượu ngâm củ ấu tẩu

(LĐ&PL) Khoa Cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân trong cùng một gia đình vào viện trong bệnh cảnh tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động