Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số

Chính sách 22:26 | 01/04/2023
“Người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì khác so với người tham gia bảo hiểm y tế chưa đủ 5 năm?; Khi bị Covid-19 thì người lao động được hưởng những chế độ gì?; Thủ tục, quy trình để được hưởng gói hỗ trợ thuê nhà trọ cho công nhân lao động…”. Đây là số ít trong những câu hỏi của người lao động đã được chuyên gia giải đáp cặn kẽ trong các chương trình đối thoại - giao lưu trực tuyến của báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội yêu cầu người đứng đầu cấp, ngành đối thoại về thủ tục hành chính ít nhất 6 tháng/lần Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách về BHXH, BHYT

Nơi người lao động được giãi bày khó khăn, vướng mắc

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, báo Lao động Thủ đô có nhiệm vụ chính trị tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới đông đảo bạn đọc và CNVCLĐ.

Đặc biệt, những năm gần đây, phát huy thế mạnh của báo điện tử - một kênh thông tin nhanh chóng, đa chiều dựa trên nền tảng số, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, tổ chức hiệu quả các cuộc giao lưu và truyền trực tuyến tại địa chỉ laodongthudo.vn.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Người lao động sôi nổi đặt câu hỏi tại các cuộc giao lưu trực tuyến.

Tại các buổi đối thoại, giao lưu (ĐTGL) trực tuyến này, CNVCLĐ được trực tiếp hỏi và nghe các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư trả lời các vấn đề, khúc mắc, điều luật mới liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình như: Khúc mắc khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, thời giờ làm việc, an toàn lao động, áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Thông qua hỏi đáp, CNVCLĐ hiểu rõ hơn các quy định của chính sách, pháp luật liên quan sát sườn đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, từ đó giúp CNVCLĐ yên tâm với công việc, chú tâm hơn trong lao động, sản xuất.

Ghi nhận tại các buổi ĐTGL trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức trong thời gian qua cho thấy, thời lượng các buổi giao lưu thực tế thường kéo dài vượt quá so với kế hoạch đặt ra ban đầu bởi nhiều khúc mắc khi thực hiện chính sách người lao động muốn được chuyên gia giải đáp. Không khí tại các địa điểm tổ chức cũng luôn sôi động, cởi mở chứng tỏ sức thu hút rất lớn của các buổi giao lưu đối với bạn đọc, người lao động. Ngoài hàng trăm câu hỏi gửi về hộp thư điện tử của báo Lao động Thủ đô, câu hỏi của đoàn viên, CNVCLĐ tại địa điểm diễn ra giao lưu cũng dồn dập, khiến sự kiện luôn nóng.

Là người từng trực tiếp được tham gia và đặt câu hỏi tại cuộc ĐTGL, chị Vũ Thị Phượng (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam) chia sẻ: “Năm 2022, tôi không may bị nhiễm Covid-19 và phải nghỉ làm để điều trị, cách ly tại nhà. Tuy nhiên, do sơ ý, không nhận được thông báo của Công ty về việc nộp lại giấy chứng nhận nên sau đó tôi không được hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội. Trong cuộc giao lưu trực tuyến với báo Lao động Thủ đô liên quan tới vấn đề này, tôi đã nêu ra câu hỏi và được các chuyên gia hướng dẫn một cách tỉ mỉ, tận tình. Sau cuộc giao lưu, tôi thực hiện các bước theo lời chuyên gia và đã được Bảo hiểm xã hội giải quyết. Tôi rất vui và biết ơn vì quyền lợi của mình được đảm bảo”.

Còn bà Đỗ Thị Thanh Hải (giáo viên Trường Tiểu học Dũng Tiến, huyện Thường Tín) tham gia tại cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động” cho biết: Cuộc giao lưu trực tuyến rất bổ ích, giúp tôi nắm bắt thêm nhiều chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ tiền lương và hợp đồng lao động. Tại chương trình, tôi có 2 câu hỏi về chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ tiền lương. Tôi đã được các chuyên gia giải thích rất tận tình, cặn kẽ, giúp tôi hiểu rõ hơn về các chính sách đó.

Không chỉ là nơi giải đáp thắc mắc cho người lao động, các buổi giao lưu trực tuyến cũng là địa chỉ để các cán bộ công đoàn, Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiếp thu thêm kiến thức pháp luật, trau dồi kinh nghiệm và bày tỏ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết chính sách, chế độ cho công nhân, lao động tại đơn vị mình. Theo anh Nguyễn Hoàng Long (Chủ tịch Công đoàn Công ty Matso), hiện nay, đa số các cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, không thể nắm hết kiến thức về pháp luật ở những lĩnh vực khác nhau như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, Bảo hiểm xã hội… để giải đáp cặn kẽ vướng mắc cho người lao động. Thông qua các buổi giao lưu trực tuyến, cán bộ công đoàn có thể hỏi và nắm bắt được thêm xem vấn đề mình quan tâm được quy định ở đâu, khoản nào, điều nào để giải thích cho công nhân một cách thỏa đáng.

“Tôi đã giữ chức Chủ tịch Công đoàn Công ty được 7 năm, quản lý hơn 900 công đoàn viên. Với số lượng CNVCLĐ nhiều như vậy, các câu hỏi, vấn đề cần giải đáp là rất lớn. Vì vậy, mỗi khi có cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu trực tuyến do Báo tổ chức tôi đều cố gắng tham dự, đưa ra các câu hỏi bản thân chưa tìm được câu trả lời để nhờ chuyên gia giải đáp, hướng dẫn. Đồng thời, qua đó, cập nhật những văn bản, giấy tờ, kiến thức pháp luật để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của mình”, anh Long nhấn mạnh.

Với những hiệu quả rõ nét, Chủ tịch Công đoàn Công ty Matso bày tỏ, thời gian tới, mong báo Lao động Thủ đô và Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội có thể phối hợp tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc ĐTGL trực tuyến với những chuyên đề cụ thể để bản thân người cán bộ công đoàn và CNVCLĐ được tiếp thu thêm kiến thức.

Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các cấp công đoàn và đặc biệt là CNVCLĐ, giao lưu trực tuyến là phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thực sự sáng tạo, mang lại những kết quả hết sức bổ ích. Không chỉ có lợi với người lao động, mà người sử dụng lao động cũng mong muốn hiểu pháp luật lao động để thực hiện đúng và đủ, để không vi phạm pháp luật, qua đó đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Các chuyên gia trả lời câu hỏi tại cuộc đối thoại.

Năm 2022 là năm thứ 5 LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức chương trình ĐTGL trực tuyến. Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân cho biết: Qua 5 lần tổ chức, LĐLĐ quận đánh giá cao việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo cách này, và rất cần được thực hiện thường xuyên. So với hình thức tổ chức hội nghị tuyên truyền truyền thống mang tính truyền đạt một chiều, hình thức này giúp hai bên tương tác trực tiếp với nhau, hiểu cặn kẽ vấn đề và giải quyết cụ thể từng tình huống.

Cũng theo đánh giá của Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, đây là một hình thức truyền thông mới đem lại hiệu quả cao và thiết thực, thông qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Giúp chủ sử dụng lao động và người lao động thấu hiểu, gần nhau hơn. Bởi thực tế, không phải người lao động và chủ doanh nghiệp nào cũng nắm và hiểu rõ về các loại chính sách pháp luật. Tìm hiểu pháp luật lao động không chỉ giúp người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình, mà còn thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động và hoạt động công đoàn.

Là đơn vị đã có 4 lần phối hợp tổ chức chương trình với báo Lao đông Thủ đô, ông Ngô Minh Hoàn (Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội) nhận định: Đây là một chương trình hay, có ý nghĩa sâu sắc không chỉ với người lao động mà còn cả với các cán bộ công đoàn. Tại chương trình, người lao động được nói, được chia sẻ và được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết thêm về quyền và nghĩa vụ của bản thân. Đặc biệt, đối với ngành mang tính chất đặc thù như Giao thông vận tải, công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thì việc nắm rõ các chế độ, chính sách, quy định là rất cần thiết.

Dưới góc độ là chuyên gia, thường xuyên tham gia giải đáp tại các buổi ĐTGL trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức, bà Dương Thị Minh Châu (Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội) đánh giá: Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp hiệu quả với Bảo hiểm xã hội Thành phố trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tới cơ sở và người lao động.

Đặc biệt, báo Lao động Thủ đô đã chú trọng truyền thông trực tiếp tới đơn vị, doanh nghiệp có đông CNVCLĐ; đồng thời được mở rộng đến tất cả đối tượng tham gia thông qua báo Lao động Thủ đô điện tử. Các chuyên đề, chủ đề truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội, báo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khá phong phú, giải đáp được nhu cầu cấp thiết từ người tham gia, thụ hưởng chính sách. Từ những vướng mắc trong thực tế mà đơn vị, người lao động đề cập, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng có thêm thông tin để kịp thời điều chỉnh, góp phần xây dựng chính sách và quản lý chính sách hiệu quả hơn.

“Từ các cuộc ĐTGL trực tuyến, từ nhu cầu của người lao động và bạn đọc, báo Lao động Thủ đô nên xây dựng kho câu hỏi được quan tâm nhiều, để khi cần, bạn đọc có thể tra cứu trên trang điện tử của Báo. Như thế sẽ tiếp tục lan tỏa được chính sách đến với doanh nghiệp, đơn vị và người tham gia. Đặc biệt, với những câu hỏi bạn đọc gửi tới Báo sau các chương trình, Báo có thể gửi tới Bảo hiểm xã hội Hà Nội để các cán bộ giải đáp và trả lời lại người lao động để tăng tính tương tác…”, bà Dương Thị Minh Châu góp ý.

Đồng quan điểm với bà Châu, ông Tạ Văn Dưỡng (Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố) nhận định: ĐTGL trực tuyến là một mô hình tuyên truyền mới, báo Lao động Thủ đô là đơn vị đầu tiên, tiên phong thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hình thức giao lưu trực tuyến.

Qua thời gian triển khai, có thể nhận định đây là mô hình hết sức hiệu quả, được sự ghi nhận của tất cả CNVCLĐ, doanh nghiệp và Thành phố. ĐTGL trực tuyến là một kênh tuyên truyền nhắm đến hai đối tượng chính: Một là người quản lý doanh nghiệp, thông qua các cuộc giao lưu họ sẽ nắm được các chính sách, chế độ để thực hiện sao cho đúng. Hai là người lao động, từ các chương trình, họ có thể nắm được các quyền lợi của mình và kiến nghị đề xuất về những vướng mắc mà bản thân gặp phải. “Tôi nghĩ đây là hình thức hay, hiệu quả, cần được nhân rộng, đồng thời giảm bớt những buổi tập huấn truyền thống một chiều, khô khan”, ông Dưỡng bày tỏ.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Phóng viên báo Lao động Thủ đô tác nghiệp tại cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Cũng theo ông Dưỡng, là một chuyên gia về chính sách và là người giữ cương vị Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động của LĐLĐ Thành phố, thông qua các buổi ĐTGL trực tuyến bản thân ông có thể nắm rõ hơn các vấn đề thực tế của người công nhân, biết được ở doanh nghiệp việc thực hiện các chính sách, quyền của người lao động như thế nào, có được đảm bảo không. Từ đó, khi tham mưu cho LĐLĐ Thành phố, các cơ quan chức năng các cán bộ chính sách sẽ hướng vào những vấn đề, những việc còn vướng ở cơ sở để tháo gỡ cho họ.

Ông Dưỡng cũng đề xuất, thời gian tới, báo Lao động Thủ đô cần chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc ĐTGL trực tuyến và đưa ra được các giải pháp sát thực hơn cho CNVCLĐ. Cụ thể: Nội dung đối thoại phải sát với nhu cầu của CNVCLĐ. Chất lượng đội ngũ chuyên gia phải được nâng cao, cần đặt hàng những chuyên gia có thực tiễn, có kinh nghiệm. Đối tượng tham gia các cuộc giao lưu trực tuyến cần được mở rộng. Mời các cán bộ chính sách tại các công ty tham dự, để họ có thể đưa ra các thắc mắc của mình và tham mưu, tư vấn cho chủ doanh nghiệp, từ đó, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn, thực thi pháp luật tốt hơn…

Lê Thắm

Link gốc: https://laodongthudo.vn/doi-thoai-giao-luu-truc-tuyen-dac-san-lao-dong-thu-do-tren-nen-tang-so-154030.html

Tin khác

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng, được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong đó, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất hưởng trợ cấp hằng tháng.
Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024 là đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai hiện hành.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

(LĐ&PL) Tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít.
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

(LĐ&PL) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị quy định trong dự thảo Luật giao cho Chính phủ có lộ trình cụ thể, năm 2026 áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ như lái xe Grab, shiper...
Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐ&PL) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

(LĐ&PL) Dự kiến từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu sẽ tăng 15%. Trước thông tin này, nhiều người về hưu bày tỏ mong muốn được tăng lương hưu để có thêm khoản tiền góp phần cải thiện đời sống.
Tháo gỡ vướng mắc đấu giá trực tuyến

Tháo gỡ vướng mắc đấu giá trực tuyến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Trong đó, các vấn đề về đấu giá tài sản trực tuyến, nâng mức tiền đặt trước, quy định miễn đào tạo nghề đấu giá..
Xem thêm
Phiên bản di động