Đề xuất Cục Đăng kiểm chỉ làm công tác quản lý nhà nước
Nghiêm cấm từ chối kiểm định xe không đúng quy định Kiểm định phương tiện giao thông nhanh, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp |
Lãnh đạo Phòng Tổ chức - Cán bộ (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu Đề án tách bạch công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ đăng kiểm cũng như đề xuất tổ chức lại mô hình hoạt động, quản lý đối với hệ thống trung tâm đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm phương tiện đường bộ, phương tiện thủy thuộc các sở, hoàn thành trong quý II-2023 để trình Bộ GTVT xem xét.
![]() |
Cục Đăng kiểm sẽ chỉ làm công tác quản lý nhà nước. Với các đơn vị trực thuộc, sau khi tổ chức lại, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị, còn các đơn vị hoàn toàn tự chủ, độc lập về tổ chức, tài chính, con người - Ảnh: Hữu Hưng |
Hiện, Cục Đăng kiểm Việt Nam có 13 tổ chức tham mưu, giúp việc Cục trưởng và 37 đơn vị trực thuộc. Cơ chế quản lý tài chính của Cục đang áp dụng theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cơ quan Cục.
Với cơ chế trên, một số phòng tham mưu, giúp việc Cục trưởng vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước, đồng thời thực hiện dịch vụ kiểm định phương tiện. Trong khi đó, các đơn vị trực thuộc (chi cục, trung tâm đăng kiểm) cũng thực hiện hoạt động kiểm định phương tiện GTVT và công trình biển. Mọi hoạt động, nhân sự, tài chính của các đơn vị trực thuộc đều phụ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Theo dự thảo Đề án, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ được sắp xếp lại theo hướng chỉ làm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm.
37 đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam dự kiến sẽ sắp xếp, tổ chức lại thành 7 trung tâm đăng kiểm để thực hiện dịch vụ đăng kiểm phương tiện đường bộ đang lưu hành, xe sản xuất mới, phương tiện thủy, tàu biển đường sắt và công trình biển.
Sau khi tổ chức lại, các đơn vị này vẫn thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, song Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị, còn các đơn vị hoàn toàn tự chủ, độc lập về tổ chức, tài chính, con người.
Theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc sắp xếp lại các đơn vị đăng kiểm như trên nhằm tạo sự độc lập về tài sản, con người, sau đó nếu đơn vị nào đủ điều kiện sẽ tính đến phương án cổ phần hóa làm dịch vụ đăng kiểm.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc tách bạch công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của lĩnh vực đăng kiểm, mục tiêu hướng tới là nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí của xã hội; đảm bảo công khai, minh bạch, chất lượng và cạnh tranh lành mạnh của các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm.
Theo Văn Duẩn/nld.com.vn
Tin khác

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Có thể bạn quan tâm

Trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phát triển đường cao tốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Hội đồng hương Ứng Hòa tặng quà Tết cho các hộ khó khăn

Hà Nội: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Bộ GTVT yêu cầu trần giá vé máy bay nội địa tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Tai nạn giao thông tăng về số vụ
