Đề xuất 3 chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện về tai nạn lao động

Chính sách 07:42 | 29/05/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất 3 chế độ cơ bản mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) tự nguyện được hưởng, tương tự như tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm có: Giám định mức suy giảm khả năng lao động; chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
Có được hưởng cùng lúc chế độ ốm đau và tai nạn lao động? Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

Bộ LĐTBXH đang xây dựng dự thảo Nghị định Quy định về bảo hiểm xã hội TNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, với 3 chế độ, Nhà nước hỗ trợ cao nhất bằng 30% mức chuẩn hộ nghèo.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng chiếm đa số

Theo Bộ LĐTBXH, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động chiếm đa số trong lực lượng lao động của nước ta, tính đến hết quý I/2023 là 33 triệu người, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đang có nhiều người lao động trong khu vực này bị TNLĐ nghiêm trọng trong quá trình lao động. Chỉ tính riêng số người làm việc không theo hợp đồng lao động bị chết do TNLĐ trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm trên 2.000 người, gấp gần 2 lần khu vực có quan hệ lao động.

Hiện đã có các sản phẩm bảo hiểm thương mại về TNLĐ ở Việt Nam đang được các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp qua hình thức bảo hiểm sức khỏe. Tuy nhiên, do bảo hiểm thương mại với mục tiêu lợi nhuận nên có những hạn chế trong việc thực hiện bảo đảm an sinh cho người bị nạn và thân nhân của họ, như: Thiếu chế độ chi dài hạn để bù đắp tổn thất về thu nhập; người nghèo không có điều kiện tham gia; phải đóng theo thời hạn ngay cả khi không có việc làm…

Bộ LĐTBXH cho rằng, bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với TNLĐ ở Việt Nam cần được xây dựng trên cơ sở khắc phục các hạn chế của bảo hiểm thương mại, đồng thời kế thừa tính ưu việt bảo hiểm xã hội bắt buộc về TNLĐ trong việc bảo đảm an sinh xã hội.

Người lao động được hưởng 3 chế độ

Dự thảo Nghị định Quy định về bảo hiểm xã hội TNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, được Bộ LĐTBXH quy định 3 chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện:

+ Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

+ Trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ.

+ Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

Người lao động được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện khi có đủ các điều kiện:

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện.

+ TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện (trừ các trường hợp: Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động; người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật).

Đề xuất 3 chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện về tai nạn lao động
Bộ LĐTBXH đang đề xuất 3 chế độ cơ bản mà người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ được hưởng. Ảnh minh họa.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do TNLĐ thì được hưởng trợ cấp một lần với các mức:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động, được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

+ Ngoài mức trợ cấp quy định, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện, cứ thêm mỗi năm đóng kể từ năm thứ 2 trở đi được tính thêm 0,3 mức lương cơ sở.

Thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được quy định:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

+ Ngoài mức trợ cấp quy định, hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% mức lương cơ sở, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức lương cơ sở.

4 phương thức đóng cho người lao động lựa chọn

Về việc đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện, dự thảo quy định 4 phương thức đóng cho người lao động lựa chọn là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

Mức đóng cố định theo mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định với mọi người lao động để bảo đảm linh hoạt tăng, giảm đồng bộ với mức hưởng. Dựa trên tính toán cân đối thu chi, dự kiến mức đóng là 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định. Lý do là ở khu vực bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu nhập, tiền lương người lao động không cố định, trong khi đó mức hưởng các chế độ tương đối cố định theo theo mức lương cơ sở.

Bộ LĐTBXH đánh giá, phương án này có ưu điểm là mức lương cơ sở được Chính phủ công bố có thời điểm áp dụng rõ ràng, tạo thuận tiện trong việc xác định mức đóng cũng như số tiền ngân sách nhà nước phải hỗ trợ. Với mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định năm 2023 là 3.250.000 đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm TNLĐ tự nguyện tương ứng là 65.000 đồng/người/tháng.

Người tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện cũng được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm TNLĐ hằng tháng, bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện thuộc hộ nghèo, 25% đối với hộ cận nghèo, 10% đối với người lao động khác.

Phương án này tương tự mức hỗ trợ quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện về hưu trí, tử tuất. Theo phương án này, dự kiến trong 5 năm đầu triển khai, hằng năm ngân sách hỗ trợ tiền đóng từ 23 đến 256 tỷ đồng nếu số người tham gia khoảng 200.000 người.

P.Diệp
Link gốc:

Tin khác

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

(LĐ&PL) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo, chí về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Dù phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh, song nhiều lao động phi chính thức vẫn không mặn mà với việc học nghề để có một công việc chắc chắn với thu nhập ổn định hơn.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Qua thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí cần sửa Luật Công đoàn để khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
Xem thêm
Phiên bản di động