Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội |
Chiều 13/6, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến đại biểu.
Đây là dự án Luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp chiều 13/6. |
Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tập trung nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo đúng tiến độ. Trường hợp dự án được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua Luật.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); sửa đổi Luật Thương mại, Luật Trọng tài thương mại, Luật Việc làm; xây dựng Luật Hiến, ghép mô, tạng, Luật Bản dạng giới, Luật Cấp, thoát nước.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào Chương trình các dự án: Luật về Công tác dân tộc; Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm; Luật về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; luật hoặc pháp lệnh về khu công nghiệp, khu kinh tế; văn bản điều chỉnh về tài sản ảo, tiền ảo, tiền và tài sản mã hóa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội trong việc đề xuất xây dựng, sửa đổi các văn bản luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung này cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất các chính sách cụ thể, đánh giá tác động, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan và lập hồ sơ đề nghị theo quy định.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và chuyển các kiến nghị này đến Chính phủ để chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu. Trường hợp có đủ cơ sở thì chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc đưa vào Chương trình.
Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đã điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Đồng thời, đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) các dự án sau đây: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự...
“Không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách, triển khai ngay chủ trương, chính sách của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định, không bảo đảm chất lượng” dự thảo Nghị quyết được thông qua nêu rõ.
Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình
