Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ
Bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ chênh lệch Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động |
Sa sút trí tuệ xảy ra khi các tế bào thần kinh bị tổn thương và các kết nối của chúng trong não bị gián đoạn. Chứng sa sút trí tuệ có thể dẫn đến mất trí nhớ, suy giảm khả năng đưa ra quyết định và cuối cùng cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Đây là tập hợp các triệu chứng gây ra bởi các rối loạn ảnh hưởng đến não. Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất.
![]() |
Lệ thuộc thiết bị điện tử có thể làm mất ngủ. (Ảnh minh hoạ) |
Nhận biết sớm các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc can thiệp và điều trị sớm. Trong đó, một số biểu hiện khi ngủ cũng có liên quan. Dưới đây là 8 dấu hiệu ban đầu của chứng mất trí nhớ, có thể biểu hiện trong khi ngủ.
Mất ngủ: Khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ có thể là dấu hiệu sớm của chứng mất trí nhớ. Những thay đổi trong não có nguy cơ làm gián đoạn chu kỳ ngủ - thức tự nhiên, dẫn đến mất ngủ mạn tính.
Thức giấc thường xuyên vào ban đêm: Người bệnh có thể thức dậy nhiều lần trong đêm mà thường không có lý do rõ ràng. Nguyên nhân có thể do những thay đổi trong chức năng não ảnh hưởng đến chức năng điều hòa giấc ngủ.
Hội chứng chân không yên (RLS): Hội chứng này liên quan đến cảm giác muốn cử động chân không kiểm soát được, nhất là vào ban đêm, khiến chất lượng giấc ngủ kém. Hội chứng chân không yên thường gặp ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Ngưng thở khi ngủ: Hơi thở bị gián đoạn khi ngủ còn gọi là ngưng thở khi ngủ, phổ biến hơn ở người mắc chứng mất trí nhớ. Tình trạng này có thể tác động đáng kể đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể.
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD): Rối loạn này ảnh hưởng đến giấc mơ, đôi khi còn mang tính chất bạo lực. Đây thường là dấu hiệu sớm của các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả chứng mất trí nhớ.
Buồn ngủ ban ngày: Buồn ngủ quá mức vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm. Điều này cho thấy giấc ngủ ban đêm không được ổn định hoặc não đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các kiểu ngủ.
Gặp ác mộng thường xuyên: Những thay đổi trong hoạt động của não trong khi ngủ có thể dẫn đến giấc mơ. Người sa sút trí tuệ đôi khi trải qua nhiều giấc mơ hoặc ác mộng.
Rối loạn nhịp sinh học: Chứng mất trí nhớ có thể làm gián đoạn đáng kể trong đồng hồ sinh học của cơ thể. Điều này dẫn đến nhầm lẫn về thời gian trong ngày, khó duy trì lịch trình ngủ đều đặn và tăng cường hoạt động hoặc kích động vào ban đêm.
Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án
