Cứu sống 3 bệnh nhi nguy kịch vì bị rắn độc cắn

Sức khỏe 21:20 | 10/08/2023
(LĐ&PL) Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tiếp trong hai tuần trở lại đây, các bác sĩ đã tiếp nhận 3 bệnh nhi bị rắn độc cắn, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Cứu sống bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch với “Thuốc đông y gia truyền” Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina Truyền gần 20 lít máu cứu sống bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét ác tính

Điển hình như trường hợp bệnh nhi V.T (28 tháng tuổi, ở Tuyên Quang), ban đêm đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình thì bị rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái. Sau khi bị cắn, bệnh nhi đau và quấy khóc, gia đình phát hiện 1 con rắn trong gầm giường gần đó và đã đánh chết rắn.

Cứ sống 3 bệnh nhi nguy kịch vì bị rắn độc cắn
Bệnh nhi V.T hiện đang được chăm sóc vết thương tại Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình.

Biết đây là rắn độc, gia đình đã đưa bệnh nhi đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Sau 1 ngày đắp thuốc, bàn chân bệnh nhi xuất hiện sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân. Tới lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa trẻ đi cấp cứu.

Trẻ được đưa vào Bệnh viện tỉnh trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, liệt cơ hô hấp. Tại đây, các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, đồng thời liên hệ hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra phương án điều trị cũng như chuyển tuyến an toàn nhất cho trẻ.

“Chúng tôi đã hướng dẫn các bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện tỉnh hồi sức, ổn định tình trạng cháu bé, vận chuyển an toàn và cần có nhân viên y tế có khả năng xử lý được các tình huống cấp cứu có thể xảy ra trên đường vận chuyển. Đồng thời, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi cùng với Khoa Cấp cứu & Chống độc, Khoa Dược, trao đổi với các bác sĩ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để đảm bảo có thuốc huyết thanh kháng nọc rắn sẵn sàng cấp cứu khi bé được chuyển tới Bệnh viện” - Tiến sĩ Phan Hữu Phúc (Phó Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết.

Khoảng 36 tiếng sau khi bị rắn cắn, bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, hoại tử lan rộng ở cẳng bàn chân trái và có hội chứng chèn ép khoang, tiêu cơ vân… tiên lượng rất nặng nề.

Dựa trên đặc điểm vết cắn, tính chất sưng nề, hoại tử tiến triển, kèm theo liệt cơ hô hấp, các bác sĩ hướng đến trẻ bị rắn hổ đất cắn. Ngay trong đêm, bệnh nhi được truyền 40 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ và thở máy, hỗ trợ tuần hoàn, đồng thời tiến hành phẫu thuật mở cẳng bàn chân trái để giải phóng chèn ép khoang. Ngoài ra, bệnh nhi cũng được truyền dịch, lợi tiểu để phòng biến chứng suy thận cấp do tiêu cơ vân.

Rất may mắn, sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi đã được rút ống nội khí quản. Bệnh nhi tỉnh táo, hồi phục hoàn toàn về sức cơ, cẳng bàn chân trái đỡ sưng nề, vận động tốt. Tuy nhiên, ngón cái bàn chân trái bị rắn cắn đã hoại tử khô, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.

Tương tự là trường hợp bệnh nhi N.H. (3 tuổi, ở Nghệ An) bị rắn sọc đen sọc trắng cắn tại vùng cánh tay phải khi đang ngủ dưới nền nhà (không mắc màn và vẫn thắp đèn ngủ). Ngay lập tức, gia đình đưa trẻ đến nhà thầy lang tại địa phương chữa trị. Tuy nhiên, trong 1 giờ đắp thuốc lá, gia đình nhận thấy trẻ rơi vào tình trạng sụp mi, giãn đồng tử 2 bên, nói khó, liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp tiến triển. Trẻ nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện địa phương cấp cứu, đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thông qua hình ảnh con rắn do gia đình cung cấp, các bác sĩ xác định trẻ bị rắn cạp nia miền Bắc cắn. Đây là một trong số loại rắn có nọc độc mạnh nhất, thường gây giãn đồng tử, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, đặc biệt, gây liệt cơ hô hấp đe doạ trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân. Trong khi đó, huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia hiện chưa được sản xuất tại Việt Nam, nguồn cung trong nước phụ thuộc vào nước ngoài, thường khan hiếm, thiếu hoặc không có.

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh (Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, các bác sĩ đã rất nỗ lực liên hệ với những bệnh viện trong nước, nước ngoài để tìm nguồn cung cấp huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia miền Bắc.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) chỉ có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia miền Nam đơn giá, dùng giải nọc một loài rắn cạp nia miền Nam mà không có tác dụng chéo với rắn cạp nia miền Bắc và huyết thanh kháng nọc rắn đa giá, có tác dụng chung cho rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa, hổ đất.

Trước sự đồng thuận về chuyên môn của các bác sĩ hai miền Bắc - Nam, sự tin tưởng, quyết tâm của gia đình, bệnh nhi được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá. Hiện tại, sau 14 ngày điều trị tích cực, trẻ đã tỉnh, có nhiều nhịp tự thở, biết thực hiện các động tác theo yêu cầu của bác sĩ, kết quả điện não đồ bình thường và kế hoạch rút máy thở trong một vài ngày tới...

Tại Việt Nam, các loại rắn độc phổ biến gồm: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục… Mỗi loài rắn có đặc trưng về hình thái và loại nọc độc khác nhau. Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm (Bệnh viện Nhi Trung ương), mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển, xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11. Các bệnh nhân thường bị rắn cắn trong hoàn cảnh nằm ngủ trên nền nhà, sinh hoạt gần cánh đồng, hoặc các nơi có gia cầm…

Khi bị rắn độc cắn, người bệnh thường thấy đau buốt tại chỗ cắn, thấy dấu răng sâu, vết thương chảy máu khó cầm, vùng chi bị cắn sưng nề, nổi phỏng nước, hoại tử lan dần. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu toàn thân như nhìn mờ, sụp mi, đau rát họng, nói khó, nuốt sặc, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, thậm chí co giật, hôn mê.

Tất cả trường hợp bị rắn cắn đều nên được theo dõi ít nhất 24 giờ trong bệnh viện. Huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định trong các trường hợp có biểu hiện nặng toàn thân do rắn độc cắn hoặc có rối loạn đông máu nặng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4 giờ đầu, tuy nhiên, trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả, một số trường hợp quá 24 giờ vẫn có thể sử dụng. Các trường hợp khác được điều trị hỗ trợ tùy theo triệu chứng lâm sàng.

“Nhiều gia đình bệnh nhân chủ quan áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu vết rắn cắn, cho đến khi có các biểu hiện suy hô hấp, tím tái, xuất huyết nặng… thì mới vội vàng đến các cơ sở y tế. Đây là sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân bị rắn cắn. Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng hoại tử chi thể, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, thậm chí tử vong” - bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Qua những trường hợp bệnh nhi bị rắn cắn trên, bác sĩ lưu ý, trong dịp hè, phụ huynh cần biết cách phòng ngừa cho con em mình không bị rắn cắn bằng cách: Tránh tới những nơi có thể có rắn như khu vực có cỏ cao, bụi cây um tùm, hang có nhiều gạch đá, khu vực gần chuồng gia cầm.

Khi đi trên cỏ rậm hoặc vườn cây có nhiều lá khô nên mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày. Tránh ra vườn sau mưa rào, trời tối. Không cho trẻ nằm ngủ dưới nền nhà. Nếu thấy rắn trong tự nhiên, nên để rắn tự đi. Tránh bắt hay chọc phá rắn

Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu đúng cách: Động viên, trấn an, để bệnh nhi nằm yên. Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.

Đồng thời, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý. Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn. Băng ép tại chỗ cắn lên tới gốc chi, băng tương đối chặt nhưng vẫn còn sờ thấy mạch đập, không garô động mạch. Dùng nẹp cứng để cố định chi. Duy trì băng ép, bất động chi và vận chuyển kịp thời người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cung cấp hình dạng, màu sắc hoặc ảnh chụp con rắn cho bác sĩ để dễ dàng nhận biết loại rắn, nhằm có biện pháp cấp cứu kịp thời.

Minh Khuê
Link gốc:

Tin khác

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

(LĐ&PL) Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022. Đặc biệt từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả thiết thực từ công tác y tế trường học trên địa bàn quận Hà Đông

Hiệu quả thiết thực từ công tác y tế trường học trên địa bàn quận Hà Đông

(LĐ&PL) Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành công tác y tế trường học (YTTH) năm học 2023 - 2024 số 1 của Thành phố đã kiểm tra công tác YTTH tại quận Hà Đông.
Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

Thiếu niên 14 tuổi dập nát bàn tay vì tự chế pháo

(LĐ&PL) Tự ý mua thuốc pháo trên mạng về tự chế, em N.H.C (14 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội) đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay phải cùng tổn thương nhiều vùng trên cơ thể.
Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh đái tháo đường

(LĐ&PL) Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

(LĐ&PL) Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/10/2023, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022.
Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

Người đàn ông hoại tử hai bàn chân và ngón tay vì mắc liên cầu lợn

(LĐ&PL) Sau khi ăn lòng lợn mua ở chợ về, người đàn ông 39 tuổi đã nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi… và được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.
Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

Nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Ngày 26/10, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây vừa tiến hành phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân 32 tuổi, sau khi người này bị chém.
Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

Vẫn tiếp tục giám sát Covid-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

(LĐ&PL) Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Phúc Thọ tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, cả hệ thống chính trị huyện Phúc Thọ đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch.
Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

Người đàn ông nguy kịch vì mắc uốn ván sau khi cắt trĩ tại nhà

(LĐ&PL) Ngày 18/10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay vừa tiếp nhận hai bệnh nhân mắc uốn ván nguy kịch phải thở máy. Trong đó, một bệnh nhân nhiễm bệnh sau khi nhờ người quen cắt trĩ tại nhà.
Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Huyện Thanh Trì từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Huyện Thanh Trì triển khai đợt cao điểm về phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn năm 2023.
Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hậu quả khôn lường khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

(LĐ&PL) Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều ca bệnh trở nặng do xử trí không đúng cách, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

(LĐ&PL) Để làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra ngộ độc trong dịp Tết Trung thu, thời gian qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về ứng phó đại dịch

(LĐ&PL) Chiều 20/9 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về sẵn sàng ứng phó và phòng chống đại dịch đã khai mạc trọng thể.
Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐ&PL) Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

(LĐ&PL) Sáng 14/9, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến huyện Sóc Sơn thăm viếng, chia buồn và trao hỗ trợ động viên với gia đình nạn nhân của vụ cháy chung cư mini.
Xem thêm
Phiên bản di động