Công an quận Đống Đa: Giữ gìn an ninh trật tự địa phương

Thời sự 10:30 | 19/07/2022
Thời gian qua, Công an quận Đống Đa, Hà Nội, đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng dựng Đảng, xây dựng lực lượng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.
Không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ trong Đại nhạc hội Cảnh sát các nước ASEAN+ 2022 Mô hình Camera an ninh cộng đồng: “Mắt thần” bảo đảm an ninh trật tự Đảm bảo an ninh, trật tự cho SEA Games 31: Không để thụ động, bất ngờ!

Trong 6 tháng đầu năm, Công an quận Đống Đa đã tham mưu Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận xây dựng và triển khai 40 văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn năm 2022.

Trọng tâm là: Tiếp tục triển khai Chương trình số 09 của Thành ủy về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, giai đoạn 2021-2025” năm 2022.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Kết luận số 13 ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48 ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phỏng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tốt với lực lượng Công an trong việc triển khai 2 đợt cao điểm chung, 4 cao điểm chuyên đề (giải quyết trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; tuyên truyền phòng cháy chữa cháy tại hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; xử lý vi phạm phòng, chống dịch, tháng hành động phòng chống ma túy).

Công an quận Đống Đa: Giữ gìn an ninh trật tự địa phương
Lực lượng chức năng tuần tra phòng, chống đua xe theo kế hoạch

Công an quận Đống Đa cũng đã phát huy tốt vai trò cơ quan Thường trực các ban chỉ đạo về công tác đảm bảo an ninh trật tự (Ban chỉ đạo 197, 138, Ban chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy...) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo đề án 06 quận nhằm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Ban chỉ đạo xây dựng mô hình “Hộ gia đình an toàn phòng cháy chữa cháy theo phương châm bốn tại chỗ".

Bám sát chỉ đạo của Đảng ủy Công an Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội năm 2022 và thời gian tiếp theo, Công an quận Đống Đa thường xuyên cải tiến, đổi mới phương thức lãnh đạo để phù hợp với thực tế; tập trung vào những vấn đề vướng mắc, mới nảy sinh, lựa chọn khâu đột phá, trọng tâm, trọng điểm; triển khai thực hiện 2 đợt cao điểm chung (cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự SEA Games 31), 8 cao điểm trên các chuyên đề, lĩnh vực.

Thực hiện đúng quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch đã đề ra, thực hiện tốt việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình theo cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, mệnh lệnh công tác tại cơ sở…

Cũng trong thời gian qua, Công an quận Đống Đa đã tham mưu Quận ủy, Ban chỉ đạo 138 quận ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố với Công an Thành phố về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; đăng ký thực hiện 12 chuyên đề của các tập thể, cá nhân trong lực lượng Công an quận trong công tác “Dân vận khéo” năm 2022…

Công an quận chủ động phối hợp và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp cùng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chú trọng công tác củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ dân phố, thay thế, bổ sung kịp thời các trường hợp hoạt động kém hiệu quả để lực lượng này thực sự là chỗ dựa vững chắc của Công an phường trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, bảo vệ an ninh tổ quốc. Hiện toàn quận có 21 Ban bảo vệ dân phố, 378 tổ bảo vệ dân phố và 1.220 tổ viên tổ bảo vệ dân phố, 290 đồng chí tự quản trật tự đô thị - an toàn giao thông…

Trong thời gian tới, Công an quận Đống Đa tiếp tục triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động, sự kiện. Trọng tâm là Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 khoá XVIII; Quốc khánh 2/9; Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2023…

Phòng ngừa các đối tượng chống đối chính trị, khiếu kiện kích động, lôi kéo, tổ chức các hoạt động tập trung đông người trái pháp luật gây mất an ninh trật tự. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền nâng cao công tác quản lý nhà nướ về tôn giáo; giải quyết các vụ khiếu kiện, tranh chấp, mâu thuẫn, không để hình thành “điểm nóng”.

Công an quận sẽ duy trì đường dây nóng, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cán bộ, hệ thống chính trị ở cơ sở để nắm tình hình địa bàn và tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tố giác tội phạm. Duy trì, nhân rộng và xây dựng mới các mô hình, chuyên đề phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả. Phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phòng, tự quản…

H.D
Link gốc:

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Sáng 19/5, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà thầu cần nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng.
Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/6/2025, với sự tham gia của gần 104.000 thí sinh. Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chỉ những thí sinh làm đủ ba bài thi gồm ngữ văn, toán và ngoại ngữ mới đủ điều kiện xét tuyển vào các trường công lập.
Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 21/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời ấn định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Sáng 19/5, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà thầu cần nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng.
Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Trước chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, việc sáp nhập cấp xã trên phạm vi cả nước đang được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những băn khoăn từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là câu hỏi: Hiệu trưởng và hiệu phó các trường học có bị cắt giảm?
Xem thêm
Phiên bản di động