Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Sức khỏe 18:35 | 08/05/2025
Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả Người lao động phấn khởi khi được khám sức khỏe miễn phí

Bệnh nhân phấn khởi

Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm về chú trọng phát triển ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xem xét tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 là hướng đến mục tiêu rất nhân văn và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người dân, nhất là những bệnh nhân mãn tính.

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Bà Lương Thị H với cánh tay suốt gần 20 năm chạy thận.

Phấn khởi khi nghe thông tin xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân, bà Lương Thị H (quê Hải Dương) cho biết: “Mấy hôm nay tôi xem ti vi, mạng xã hội, cũng có nghe được thông tin định hướng miễn viện phí cho người dân nên rất vui mừng. Chỉ mong chủ trương này sớm được thực hiện, để người dân, nhất là người bệnh phải chạy thận định kỳ như chúng tôi đỡ phần vất vả”.

Được biết bà H năm nay tròn 60 tuổi, nhưng đã có tới 19 năm phải chạy thận. Bà H cho biết, mặc dù đã được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả phần lớn chi phí chạy thận hằng tháng, tuy nhiên, tính cả tiền thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả, tiền thuê nhà trên Hà Nội, tiền ăn uống… mỗi tháng cũng mất khoảng 4- 5 triệu đồng chi phí các loại. Vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nên số chi phí đó cũng khiến bà vất vả ngược xuôi.

“19 năm chạy thận trên Hà Nội, ngoài hỗ trợ của gia đình, các mạnh thường quân, cộng đồng, tôi vẫn phải tranh thủ đi làm thêm từ nhặt đồng nát, chăm sóc người ốm trong bệnh viện… để có thêm thu nhập chữa bệnh cho bản thân” - bà H cho biết.

Gần 20 năm chạy thận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, bà H cho biết, không chỉ với những bệnh nhân chạy thận, mà những người mắc bệnh mãn tính, nhất là nhà ai nghèo có người bệnh ung thư là gần như khánh kiệt trong quá trình chạy chữa. Nếu Nhà nước lo được phần viện phí thì không chỉ cứu bệnh nhân, mà cứu luôn cả người thân của họ.

Không chỉ với người bệnh, mà nhiều người dân khi nghe được chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân cũng rất kỳ vọng.

Bà Trần Thị Bốn (quận Tây Hồ - Hà Nội) cho biết: “Hiện nay có nhiều mặt bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Tuy nhiên, với những người là lao động tự do như tôi thì việc khám sức khỏe định kỳ còn có nhiều hạn chế. Bởi vậy, nghe Nhà nước đang định hướng miễn 100% viện phí mà tôi vừa mừng vừa hy vọng nhiều. Tôi mong chính sách này được thực hiện sớm, để những người dân, nhất là người lao động tự do, người nghèo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn”.

Nên ưu tiên cho nhóm yếu thế

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Đinh Thế Tiến - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Phenikaa cho rằng, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí là một tin tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo.

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Đinh Thế Tiến.

Bác sĩ Tiến cho biết, thực tế khám chữa bệnh anh đã từng chứng kiến không ít người bệnh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bệnh hiểm nghèo, đã phải vay mượn, phải bán cả gia tài để điều trị bệnh. Thậm chí có những bệnh nhân phải tạm ngưng điều trị vì không đủ điều kiện kinh tế.

“Bởi vậy nếu người dân, ai cũng được chăm sóc sức khỏe tốt, được giải quyết gánh nặng kinh tế đều rất vui mừng. Còn tôi là bác sĩ, rất mong muốn những người có bệnh thật sự, những người khó khăn, yếu thế có cơ hội được điều trị sớm và kịp thời” - bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bác sĩ Tiến cũng nhận định để tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân cần phấn đấu rất nhiều, không chỉ là vấn đề kinh phí, mà còn là vấn đề quản lý y tế, các quy định chuyên môn, hoàn thiện luật bảo hiểm,… Bởi vậy, nếu chưa thể triển khai đồng bộ mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân, thì nên miễn viện phí cho những nhóm yếu thế trước, đặc biệt là nhóm người mắc bệnh mãn tính như: Suy thận mãn, suy tim, hoặc bệnh ung thư…

Cũng theo bác sĩ Tiến phân tích, thực ra điều kiện kinh tế xã hội khó khăn có mối liên quan mật thiết đối với bệnh mãn tính và bệnh hiểm nghèo. “Theo đó, những người nghèo khó, không đảm bảo được vệ sinh, an toàn thực phẩm, không có thời gian luyện tập thể dục thể thao, lạm dụng rượu có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính hoặc ác tính trong tương lai. Và những người dân như vậy thì cũng khó có điều kiện để chữa bệnh. Bởi vậy, việc nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chính là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả” - bác sĩ Tiến cho biết thêm.

Cũng liên quan tới vấn đề này, phát biểu tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có thông tin liên quan lộ trình tiến tới miễn viện phí và khám sức khỏe định kỳ cho người dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc miễn viện phí toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Đây không chỉ là chiến lược xây dựng dịch vụ y tế, mà còn là mục tiêu ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.

"Chỉ đạo của Tổng Bí thư không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài, mà là mục tiêu toàn ngành Y tế quyết tâm thực hiện. Đây là chính sách chạm đến trái tim của hàng triệu người dân", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Việc thực hiện chủ trương này sẽ có tác động tích cực như tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, tăng hiệu quả điều trị bệnh, sử dụng tối ưu, giảm gánh nặng tài chính cho người dân. Đồng thời, chính sách này cũng giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

“Sức khỏe tốt hơn đồng nghĩa với năng lực cao hơn, góp phần tăng GDP, giảm nguy cơ tụt hậu kinh tế. Miễn viện phí, ưu tiên cho đồng bằng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa sẽ tăng tiếp cận dịch vụ y tế đối với các đối tượng yếu thế, giảm chênh lệch giàu nghèo”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết theo định hướng trong giai đoạn 2026 - 2030, Bộ đặt mục tiêu 90% người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ dự phòng bệnh tật, theo dõi sức khỏe, tiêm chủng vắc xin theo độ tuổi, đối tượng, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh đa khoa tổng quát… ngay từ y tế cơ sở.

Đồng thời, 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm/lần. Trong đó, Thứ trưởng cho biết, ước tính với 100 triệu dân hiện nay và chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, ngân sách cần bố trí khoảng 25.000 tỷ đồng/năm để thực hiện chính sách này.

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Bác sĩ Đinh Thế Tiến thăm, khám cho bệnh nhân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đặt mục tiêu 100% người dân giai đoạn này được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trọn đời. Ngân sách Nhà nước tăng hỗ trợ chi phí BHYT để tiến tới 100% người dân có bảo hiểm y tế.

Đồng thời mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT, từng bước chi trả dịch vụ dự phòng khám sàng lọc, khám chữa bệnh. Trong đó, từng bước giảm chi trả của người dân trong tổng chi tiêu dịch vụ y tế xuống dưới 20%, tỷ lệ đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT xuống dưới 10%.

Đến năm 2045, hệ thống y tế sẽ đáp ứng đẩy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, trong đó người dân không phải trả thêm chi phí BHYT khi khám chữa bệnh, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia hàng đầu về dịch vụ y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết để báo cáo Chính phủ, trình Bộ Chính trị Nghị quyết về đột phá chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong đó, đề xuất nhiều giải pháp y tế chăm sóc sức khỏe người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân.

Minh Khuê
Link gốc:

Tin khác

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

(LĐ&PL) "Trong những ngày Tết nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét đậm, các đơn vị phải tăng cường các biện pháp đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà người bệnh đang lưu trú tại bệnh viện” - đó là chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét.
Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Chiều 29/11, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) xác nhận một bệnh nhân tử vong trong vụ việc hơn 300 người nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì và xôi.
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện tốt các hoạt động, chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn. Trong đó, ngành Y tế Hà Nội luôn duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường như Mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân béo phì cho học sinh 3 trường tiểu học tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025; duy trì mô hình Nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học…

Có thể bạn quan tâm

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà trong những ngày Tết giá rét

(LĐ&PL) "Trong những ngày Tết nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét đậm, các đơn vị phải tăng cường các biện pháp đảm bảo giữ ấm cho người bệnh và người nhà người bệnh đang lưu trú tại bệnh viện” - đó là chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét.
Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Chiều 29/11, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) xác nhận một bệnh nhân tử vong trong vụ việc hơn 300 người nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì và xôi.
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện tốt các hoạt động, chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn. Trong đó, ngành Y tế Hà Nội luôn duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường như Mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân béo phì cho học sinh 3 trường tiểu học tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025; duy trì mô hình Nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học…
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

"Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm th
“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về trò chơi nguy hiểm chết người của giới trẻ, đó là “bắt pen”.
Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

(LĐ&PL) Đây là thông tin mới được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ công bố.
Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Lần đầu tiên, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy, ghép tạng thành công từ người chết não, từ đó thắp lên hy vọng cho những cuộc đời mới.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

“Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động