Cân đối nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương

Chính sách 10:00 | 24/07/2022
Thủ tướng Chỉ thị xây dựng dự toán NSNN năm 2023 phải phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII)...
Đối thoại với người sử dụng lao động về tiền lương để có lợi hơn cho NLĐ Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về làm thêm giờ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Cân đối nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương
Thủ tướng chỉ thị phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương - ảnh minh họa

Xây dựng dự toán NSNN năm 2023, Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025

Chỉ thị yêu cầu Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu. Tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2022, dự toán thu NSNN năm 2023.

Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các tác động thu ngân sách gắn với thực hiện các nghĩa vụ của Chính phủ đối với các cam kết với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trình cấp thẩm quyền.

Tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp NSNN theo đúng quy định của pháp luật.

Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Đối với dự toán chi NSNN, Chỉ thị yêu cầu xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII).

Phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Ưu tiên nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách, tăng cường năng lực phòng chống dịch bệnh; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2023 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Chống lãng phí triệt để ngay từ khâu xác định nhiệm vụ

Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022, các địa phương xây dựng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 trên cơ sở dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và nhu cầu tăng chi phát sinh để thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật có liên quan.

Trên cơ sở dự toán thu NSNN năm 2023, giao Bộ Tài chính xây dựng trình cấp có thẩm quyền phương án chi cân đối NSĐP năm 2023 phù hợp với khả năng cân đối của NSNN để xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP năm 2023 để áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng Nghị quyết số 40/2021/QH15.

Theo Xuân Hưng/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202207/can-doi-nguon-luc-de-thuc-hien-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-2535703/

Link gốc: https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202207/can-doi-nguon-luc-de-thuc-hien-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-2535703/

Tin khác

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng, được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong đó, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất hưởng trợ cấp hằng tháng.
Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024 là đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai hiện hành.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

(LĐ&PL) Tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít.
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

(LĐ&PL) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị quy định trong dự thảo Luật giao cho Chính phủ có lộ trình cụ thể, năm 2026 áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ như lái xe Grab, shiper...
Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐ&PL) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

(LĐ&PL) Dự kiến từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu sẽ tăng 15%. Trước thông tin này, nhiều người về hưu bày tỏ mong muốn được tăng lương hưu để có thêm khoản tiền góp phần cải thiện đời sống.
Tháo gỡ vướng mắc đấu giá trực tuyến

Tháo gỡ vướng mắc đấu giá trực tuyến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Trong đó, các vấn đề về đấu giá tài sản trực tuyến, nâng mức tiền đặt trước, quy định miễn đào tạo nghề đấu giá..
Xem thêm
Phiên bản di động