Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng cấp cứu, điều trị dịp Tết
Theo đó, để bảo đảm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc bảo đảm thường trực 4 cấp, gồm: Trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ.
![]() |
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng cấp cứu, điều trị dịp Tết. (Ảnh minh hoạ). |
Danh sách cán bộ trực phải được niêm yết tại các khoa, phòng. Đồng thời, có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đề nghị các đơn vị chủ động đối phó với dịch bệnh, đặc biệt là tiếp tục thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ và ngành Y tế về phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với đó, xây dựng phương án thường trực thu dung, điều trị, cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh, dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám, chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.
Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
Đối với người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết, Cục Quản lý khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh, trong đó chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách. Đặc biệt, chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã. Thực hiện đúng các quy định liên quan và quy trình chuyên môn kỹ thuật.
Cùng với đó, các cơ sở y tế cần có phương án đối phó với tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết, như: Thảm họa do tập trung đông người tại các sự kiện và điểm du lịch, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm.
Tin khác

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Có thể bạn quan tâm

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
