TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội

Công đoàn viên 14:33 | 20/06/2024
Chiều 20/6, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng" TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô, cũng là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; đồng thời nhằm giúp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Đại biểu, Cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận Hoàng Mai tham dự buổi Đối thoại.

Dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội: Nguyễn Xuân Phong - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàng Mai; đại diện Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tham gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến và trả lời câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật lao động, an ninh mạng, gồm: Ông Nguyễn Duy Phúc - Giám đốc Trung tâm Phát triển quan hệ lao động (Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông, Bộ Công an; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, dự buổi đối thoại, giao lưu trực có hơn 300 cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân viên chức lao động quận Hoàng Mai.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận Hoàng Mai tham dự buổi Đối thoại.

14h20: Khai mạc Chương trình

Phát buổi khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, đối với công nhân lao động, bên cạnh việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tay nghề để đáp ứng yêu cầu công việc thì việc trang bị kiến thức pháp luật, xã hội là nhu cầu thiết thân. Chỉ khi có kiến thức, nhận thức đúng về pháp luật, thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội thì mới có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô, đáng lưu ý, thời gian qua cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Một trong những nhóm đối tượng được tội phạm này nhắm tới chính là người lao động. Bằng những chiêu lừa tuyển dụng, xuất khẩu lao động, cho vay.., đã có không ít người sập bẫy, bị chiếm đoạt tài sản, bị quấy rối.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Đồng chí Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu khai mạc buổi Đối thoại.

Do đó, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị có liên quan là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Và với chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của mình trong lĩnh vực truyền thông, Báo Lao động Thủ đô mong muốn thông qua cuộc đối thoại, sẽ mang đến nhiều kiến thức thiết thực, hữu ích giúp người lao động tránh được những rủi ro, bảo vệ được lợi ích của mình.

“Đồng hành với chúng tôi là các luật sư, chuyên gia về lao động, an ninh mạng… sẵn sàng giải đáp thắc mắc, cập nhật các quy định mới của pháp luật. Cuộc đối thoại cũng được chúng tôi tường thuật chi tiết trên các nền tảng trực tuyến của Báo Lao động thủ đô.

Chúng tôi mong rằng, mỗi anh chị em công nhân hãy tích cực tương tác, trao đổi, đồng thời sau chương trình sẽ lan tỏa kiến thức tiếp thu, tích lũy được đến đông đảo đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, để những kiến thức đó phát huy hiệu quả tốt nhất trong cuộc sống”, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động tham gia buổi Đối thoại.

14h30: Phát biểu chỉ đạo tại buổi Giao lưu trực tuyến, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu cho biết, chủ đề “Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội” là nội dung mang tính thực tiễn, thiết thực với số đông người lao động.

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động rất mong muốn được cập nhật các chế độ, chính sách mới liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của bản thân. Từ đó, có thể tự mình bảo vệ quyền lợi cho bản thân hoặc đề xuất, kiến nghị với tổ chức Công đoàn tham bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Có như vậy, người lao động mới yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào tổ chức Công đoàn và gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu.

Bên cạnh đó, hiện nay, tình trạng lừa đảo, nhất là lừa đảo qua mạng diễn ra ngày càng tinh vi, không ít trường hợp, trong đó có đoàn viên, người lao động của chúng ta đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động nhận diện được các hình thức lừa đảo, từ đó có thể phòng tránh và không sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đánh giá cao hiệu quả chương trình đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách giữa Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Hoàng Mai trong nhiều năm qua. Từ đó đã khẳng định vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn và thể hiện phương châm hướng về cơ sở, vì đoàn viên, người lao động của các cấp Công đoàn Thủ đô.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội"
Hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động dự buổi Đối thoại - giao lưu.

“Thời gian tới, Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Hoàng Mai nói riêng, các cấp Công đoàn Thủ đô nói chung tiếp tục có các giải pháp sáng tạo, mô hình hiệu quả để triển khai công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật cho đoàn viên, người lao động.

Giúp đoàn viên, người lao động nắm rõ và nghiêm túc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, yên tâm làm việc, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu nhấn mạnh.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Ban tổ chức tặng hoa chuyên gia buổi Đối thoại - giao lưu.

14h35: Chuyên gia giải đáp câu hỏi, thắc mắc của đoàn viên, người lao động và bạn đọc

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội
Chuyên gia tại Buổi đối thoại - giao lưu.

Anh Nguyễn Chí Thanh, Công ty Hoàng Hà hỏi: Các cơ quan chức năng đã triển khai những biện pháp gì để giúp người lao động tránh được nạn lừa đảo trực tuyến? Các cơ quan chức năng đánh giá thế nào về việc tỉ lệ người rút BHXH một lần ngày càng tăng, nguyên nhân là gì?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Nguyễn Chí Thanh, Công ty Hoàng Hà nêu câu hỏi.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Lừa đảo trên mạng xã hội chỉ là một trong số những thủ đoạn lừa đảo. Hiện nay đang phải đối diện với nguy cơ lừa đảo trực tuyến, lừa đảo trên mạng viễn thông và các hình thức khác. Vào cuối năm 2023, tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là vùng trũng về an ninh mạng trên thế giới. Thực tế tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến vô cùng phức tạp.

Hiện nay toàn cầu cũng như Việt Nam đang đứng trước vấn nạn lộ lọt thông tin. Thông tin của người dân có thể bị lộ lọt qua nhiều nguồn: Khi tham gia mua hàng người dân để lại thông tin cá nhân, hay để lại thông tin phụ huynh tại cơ sở giáo dục nơi các con theo học…

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Đào Trung Hiếu

Chính những người quản lý thông tin đó bán thông tin cá nhân ra ngoài hoặc các máy chủ chứa thông tin cá nhân bị hack. Việc bán thông tin cá nhân là hành vi vi pháp luật. Đây là lý do người dân nhận được cuộc gọi rác.

Một số phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm lừa đảo trực tuyến hiện nay gồm: Mạo danh cán bộ công an phường, quận, huyện gọi người dân khai thông tin làm định danh điện tử, thông báo người dân đang liên quan đến các vụ án hình sự sau đó hướng dẫn người dân trung cập vào các đường link giả mạo, chứa các mã độc...

Đây là thủ đoạn đang rất nóng hiện nay. Người dân cần lưu ý, cảnh sát khu vực sẽ không gọi điện và nhắc người dân truy cập đường link mà nếu cần làm việc với người dân, sẽ mời người dân ra trụ sở.

Một thủ đoạn lừa đảo nữa là kết bạn tỏ tình, gửi tặng quà từ nước ngoài, dẫn dụ người dân phải đóng thuế, gửi phí chuyển hàng để nhận quà, đây là trò lừa chiếm đoạt thủ tục trả trước đánh vào lòng tham...

Để không trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo, người dân cần tuyệt đối cảnh giác khi có nhu cầu sử dụng những dịch vụ trên mạng xã hội, tuyệt đối không nên vội vàng nghe theo, tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để tránh bị sập bẫy lừa đảo.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Tỷ lệ rút BHXH một lần thường là tại các tỉnh phía Nam, do tâm lý vùng miền và cách sống, do đó khi kinh tế khó khăn, việc làm không đảm bảo, người lao động ở các tỉnh phía Nam nếu đủ điều kiện họ sẽ thực hiện thanh toán BHXH một lần, tuy nhiên ở phía Bắc, tình trạng rút BHXH một lần không nhiều.

Tình trạng rút BHXH một lần cũng có nguyên nhân do truyền thông chưa đầy đủ thông tin, truyền thông trên từng góc độ, do đó dẫn đến người lao động có sự hiểu lầm, ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH tại các quận, huyện đều có bàn tư vấn để tư vấn lại cho người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề này.


Chị Nguyễn Thu Hà – Phó Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Đền Lừ hỏi: Xin chuyên gia cho tôi biết, nếu người lao động bị nợ BHXH thì có thể tự đóng tiếp để hưởng lương hưu ko?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Nguyễn Thu Hà - Trường Tiểu học Đền Lừ.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp bạn hỏi, hoàn toàn có thể tự đóng. Tất cả các đơn vị nợ đóng BHXH, nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà số năm đóng BHXH chưa đủ, chúng ta sẽ trừ đi thời gian nợ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Hiện nay có Công văn 1880 có quy định 4 loại hình đơn vị như: Đang giải thể, đang tuyên bố phá sản… những trường hợp này chúng ta có thể có 2 cách làm.

Một là, thời gian nợ chưa ai đóng nhưng người lao động có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (dạng tự nguyện) nếu có trên 10 năm tham gia BHXH, nếu thiếu không quá 6 tháng thì là tham gia BHXH dạng tham gia bắt buộc.

Sau khi chúng ta tham gia và giải quyết chế độ hưu ngay tại thời điểm đóng đủ tiền 20 năm đóng BHXH. Nếu như sau này đơn vị khi giải quyết chế độ phá sản xong và đóng bù lại cho chúng ta quãng thời gian nợ thì số tiền này sẽ không được hoàn trả nhưng thời gian và số tiền này sẽ được cộng vào và điều chỉnh vào tỷ lệ hưởng lương hưu bắt đầu kể từ thời điểm hưởng.


Chị Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trường Mầm non Thanh Trì hỏi: Trong trường hợp nào người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động? Theo quy định hiện hành lao động nữ được hưởng những chính sách gì?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Nguyễn Thị Thúy Hạnh trường Mầm Non Thanh Trì.

Chuyên gia Nguyễn Huy Phúc: Bộ luật Lao động quy định rõ không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Nguyễn Huy Phúc

Bên cạnh đó, không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình…

Theo quy định hiện hành, lao động nữ được hưởng những chính sách như: Đới với người lao động nữ trong thời hạn giao kết hợp đồng lao động khi mang thai, đang nuôi con… thì không được xử lý kỷ luật lao động. Trong thời gian mang thai, được chuyển đổi, tạm hoãn công việc… nếu công việc nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ. Không bố trí công tác xa trong thời gian nữ giới đang nuôi con nhỏ, nếu họ không đồng ý. Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ…


Chị Bùi Thị Hạnh, Trường Tiểu học Tân Định hỏi: Bạn tôi làm việc tại một trường liên cấp tư thục tại quận Hoàng Mai, đã nghỉ thai sản từ tháng 2/2024 nhưng đến nay chưa được nhà trường chi trả chế độ thai sản. Theo như bạn kiểm tra thì trên app BHXH báo đã chi trả tiền thai sản.

Tuy nhiên khi bạn tôi hỏi nhà trường, nhà trường lại lần lữa tìm đủ lý do để chậm chi trả cho bạn. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, chậm nhất trong bao lâu nhà trường phải chi trả tiền thai sản cho nhân viên và bạn tôi phải xử lý như thế nào trong trường hợp này?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Bùi Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Định.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định hiện nay thì cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền thai sản trực tiếp vào tài khoản của người lao động mà không cần qua chủ sử dụng lao động. Trước đây, quy định không quá 5 ngày sau khi BHXH chi trả về đơn vị sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động. Nếu quá 5 ngày mà chưa chi cho người lao động thì phải chuyển lại cơ quan BHXH để cơ quan BHXH tiếp tục xử lý.

Trong trường hợp này, bạn chị cần kiểm tra xem tiền đã được cơ quan BHXH trả từ khi nào? Đã quá hạn bao lâu mà chưa được chi trả? Người lao động liên hệ với cơ quan BHXH sở tại để được hướng dẫn chi tiết.


Chị Nguyễn Thị Thu, Trường THCS Linh Đàm hỏi: Xin chuyên gia cho tôi hỏi, người lao động đang công tác liên tục tại cơ quan và có đóng BHXH liên tục, tuy nhiên, trên phần mềm cập nhật sai thời gian đóng. Trong trường hợp này người lao động phải làm gì và cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề này, thời gian giải quyết là bao lâu?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Nguyễn Thị Thu – Trường THCS Linh Đàm.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đầu tiên là bạn phải phối hợp với đơn vị công tác và cơ quan BHXH để điều chỉnh lại cho khớp thời gian. Thời gian điều chỉnh sẽ không quá 45 ngày nhưng thường hiện nay việc xử lý này tương đối nhanh, chỉ khoảng 10 - 15 ngày. Thực tế gặp phải với những tường hợp như của chị là trường sẽ quên không báo tăng giảm ở trường.

Người lao động thấy sai gì ở trên VssID thì cần phản ánh ngay. Đây là mối quan hệ giữa 3 bên là người lao động - đơn vị công tác - cơ quan BHXH. Hiện chúng tôi hiện đã có trang Zalo liên quan đến việc giải quyết vướng mắc, bạn có thể tham gia để hỏi thêm.


Anh Lê Văn Kiên, Công ty Chí Nam hỏi: Nội dung, quy trình của thương lượng, thỏa ước lao động tập thể?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Lê Văn Kiên - Công ty Chí Nam

Chuyên gia Nguyễn Duy Phúc: Thương lượng Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp là thương lượng giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động, có thể là tổ chức Công đoàn.

Trước đây Điều 70 Bộ luật Lao động quy định rõ 5 nội dung, hiện nay Bộ Luật lao động quy định rộng hơn theo đúng tinh thần của thị trường, có thể chọn một hoặc một số nội dung để thương lượng. Nội dung thương lượng rất cởi mở, việc lựa chọn nội dung thương lượng như thế nào do hai bên đề xuất.

Về quy trình thương lượng tập thể, tổ chức có quyền thương lượng hoặc phía người sử dụng lao động có thể lấy ý kiến người lao động lập danh sách những vấn đề cần thương lượng chuyển đến để hai bên nghiên cứu, thống nhất, thời gian từ lúc bắt đầu đưa nội dung nghiên cứu đến khi hai bên bắt đầu thương lượng tối đa là 30 ngày, quá trình từ khi thương lượng đến khi kết thúc không quá 90 ngày, các bên có thể bố trí nhiều phiên thương lượng về các nội dung đó.

Sau khi thương lượng có Dự thảo rồi phải lấy ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp, phải có trên 50% đồng ý mới được thông qua. Sau khi tiến hành ký kết Thỏa ước lao động tập thể thì phải thông báo lại với người lao động và công khai tại các nơi cần thiết.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Ông Nguyễn Duy Phúc - Giám đốc Trung tâm Phát triển quan hệ lao động (Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trao quà tới đoàn viên tham gia phần giao lưu tại Chương trình.

Chị Nguyễn Thị Mai, Trường Tiểu học Yên Sở hỏi: Trường học đa phần là lao động nữ, nhiều người đang trong độ tuổi sinh sản, ngoài nghỉ 6 tháng theo chế độ thì lao động nữ có những chế độ nào khác?

Hiện giáo viên phải cập nhiều phần mềm để phục vụ cho việc giảng dạy, việc cập nhập chữ ký số có ảnh hưởng đến đời sống không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Nguyễn Thị Mai - Trường Tiểu học Yên Sở nêu thắc mắc với các chuyên gia.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đối với người lao động nữ sau khi sinh được nghỉ 6 tháng. Trong trường hợp quy trở lại làm việc, nếu sức khỏe không đảm bảo thì có thể nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong 5 - 10 ngày, thời gian nghỉ sẽ do Công đoàn nhà trường và chủ sử dụng lao động tại trường sắp xếp. Tuy nhiên, lao động nữ sẽ được thanh toán bảo hiểm những ngày nghỉ dưỡng sức.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Chữ ký số đang được triển khai. Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tươi. Tuy nhiên chữ ký số được bảo mật cao, thường chỉ chủ chữ ký số mới có thể truy cập được. Vì tính chất tiện ích trong đời sống, người dân nên triển khai chữ ký số.


Chị Lê Hồng Hạnh, Trường Tiểu học Hoàng Liệt hỏi: Bạn tôi có vay tiền qua app, do tiền lãi cao, nên chưa trả được số nợ. Sau một thời gian các đối tượng đòi tiền liên tiếp và đe dọa sẽ công khai các thông tin của bạn tôi trên mạng xã hội với mục đích bắt bạn tôi phải trả trả tiền. Xin chuyên gia cho biết, trường hợp này bạn tôi cần phải làm gì?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Lê Hồng Hạnh.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Hiện nay chúng ta chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ về vấn đề này, tuy nhiên có thể hiểu vay tín dụng đen là vay không chính thức tại các tổ chức, cá nhân không được pháp luật công nhận và có lãi suất cao. Theo quy định của pháp luật lãi suất cho vay không được quá 20% của khoản vay/năm, vay tín dụng đen thường cao gấp 5 lần quy định này.

Một điểm nữa có thể lưu ý đó là vay tín dụng đen không cần thế chấp mà vay bằng tín chấp, có một số app hiện nay không cần điều kiện gì chỉ cần cho phép truy cập danh bạ điện thoại hoặc mạng xã hội. Khi đến hạn, các tổ chức này thường sẽ “khủng bố, gây sức ép” với người vay thông qua cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn gây áp lực buộc họ phải trả khoản vay với lãi suất rất cao.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Đào Trung Hiếu

“Tín dụng đen” theo nghĩa hẹp là cho vay lãi nặng, còn theo nghĩa rộng là các dạng huy động và cho vay tín dụng dân sự bất hợp pháp không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, cũng như không chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào.

Đây là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt mức lãi suất cho vay mà Nhà nước hay pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.

Cụ thể là cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, hoặc lãi suất 100%/năm được coi là tín dụng đen.

Những đối tượng này đã tinh vi hơn và chuyển hoạt động lên không gian mạng và thông qua các mạng xã hội với nhiều hình thức, người dân dễ sập bẫy hơn và công tác đấu tranh tội phạm cũng phức tạp hơn.

Nhiều thủ đoạn quấy rối khi đối tượng không trả được: Gọi điện thoại, ghép ảnh người vay vào những những hình ảnh nhạy cảm đưa lên mạng kèm theo thông tin cá nhân; cưỡng đoạt tài sản bằng cách đưa thông tin sai sự thật; quấy rối, xúc phạm nhân phẩm;... Đã có nhiều trường hợp tự tử vì vay tiền qua app và bị đòi nợ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao phần quà tới người lao động tham gia phần giao lưu tại chương trình.

Vì vậy người dân cố gắng đừng đẩy mình vào tình huống phải đi vay tín dụng đen. Chủ động tiết chế nhu cầu chi tiêu của mình cho phù hợp với thu nhập. Trường hợp cần tiền gấp, nên hỏi vay họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ hỗ trợ cho người lao động vay để tăng gia sản xuất, thực hiện phát triển kinh tế gia đình,... Theo tôi được biết thì LĐLĐ Thành phố Hà Nội có quỹ tín dụng hỗ trợ NLĐ.

Trong tình huống bị quấy rối, xiết nợ, bị quấy rối để đòi nợ, chúng ta có thể đề nghị các cơ quan chức năng để giải quyết. Trong tình huống phải trả, thì chỉ trả lãi không quá 20% theo quy định của pháp luật.

Nếu bị cắt ghép hình ảnh đưa thông tin sai lệch, cần chụp ảnh lại, lập vi bằng, gửi các thông tin đến cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Có thể gửi đến Sở Thông tin truyền thông và cơ quan An ninh mạng để được hỗ trợ tìm ra đối tượng.

Cuối cùng, “vay thì phải trả”, hãy tập trung vào việc trả nợ, tránh vay từ app nọ trả cho app kia, sẽ lún sâu vào vũng bùn nợ nần không lối thoát.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trao quà tới người lao động.

Chị Dương Thị Hồng Cúc - Trường TH Đại Từ hỏi: Trong quá trình công tác, người lao động xin nghỉ không lương có được không? Thời gian nghỉ là bao lâu? Và trong thời gian nghỉ, người lao động có được đóng BHXH không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Dương Thị Hồng Cúc - Trường Tiểu học Đại Từ nêu câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Duy Phúc: Tinh thần của Bộ luật Lao động là tôn trọng sự thỏa thuận, nếu người lao động và người sử dụng lao động nếu thỏa thuận được với nhau thì pháp luật tôn trọng. Ở trường hợp của bạn đề cập có thể xảy ra 2 trường hợp là tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ không lương. Trong giai đoạn Covid-19 thường xảy ra tình trạng này.

Thực tế, có trường hợp người lao động nghỉ không lương thì thời gian có thể tính vào nghỉ phép năm. Với trường hợp tạm hoãn HĐLĐ thì 15 ngày phải quay trở lại làm việc. Nghỉ không lương thì 5 ngày phải quay trở lại làm việc. Bởi vậy, bạn cần xem xét yếu tố thỏa thuận với người sử dụng lao động tại đơn vị.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Vì có sự khác nhau giữa tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ không lương bởi vậy bảo hiểm cũng có sự khác nhau. Trước hết, sự giống nhau là bạn đều nghỉ không lương. Nếu chúng ta nghỉ từ 14 ngày trở lên thì phải tạm hoãn đóng BHXH.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng quà tới người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Nếu chúng ta nghỉ không lương, chúng ta không tham gia được BHYT hộ gia đình, chúng ta sẽ rất khó khăn nếu chẳng may ốm đau và phải nhập viện bởi vì đang thuộc người của đơn vị. Còn nếu nghỉ theo diện tạm hoãn HĐLĐ thì đã không thuộc diện quản lý của đơn vị thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.


Chị Đặng Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phương Mai hỏi: Sau khi rút BHXH một lần, người lao động đi làm lại có được đóng BHXH tự nguyện không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Đặng Thị Vân Anh - Trường Mầm non Phương Mai hỏi về chế độ BHXH.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời gian đóng BHXH là gộp tất cả các thời gian đã tham gia đóng BHXH trừ đi thời gian đã hưởng BHXH một lần.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Do vậy đối với những người đã hưởng BHXH một lần nếu vẫn tiếp tục tham gia công tác thì vẫn đóng BHXH như bình thường, kể cả những người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, ngoài 60, 62 tuổi, nếu chưa hưởng hưu, vẫn tham gia lao động vẫn ký Hợp đồng lao động vẫn phải tham gia đóng BHXH.

Lưu ý là pháp luật không có điều khoản nào quy định về cam kết của người lao động không tham gia đóng BHXH. Theo quy định đã ký Hợp đồng lao động thì phải tham gia đóng BHXH, trừ khi thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu hàng tháng thì không phải đóng BHXH.


Chị Lê Thanh Hà, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Tân Mai hỏi: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong trường hợp nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Lê Thanh Hà

Chuyên gia Nguyễn Duy Phúc: Cùng với tiền lương, chấm dứt HĐLĐ là một trong những nội dung tranh chấp nhiều nhất.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chyên gia Nguyễn Duy Phúc trả lời câu hỏi của người lao động.

Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp: NLĐ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, thế nào được coi là thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, phải có tiêu chí, tiêu chí đó phải có trong quy chế đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công việc. Khi xây dựng quy chế đó phải tham khảo ý kiến của đại diện NLĐ thông qua đối thoại bắt buộc…

Đối với các trường hợp: Lao động nữ đang trong thời gian mang thai, hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, cán bộ Công đoàn đang trong nhiệm kỳ thì không được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ.


Chị Nguyễn Phương Thảo, Công đoàn Trường Tiểu học Vĩnh Hưng hỏi: Tôi có người bạn sinh năm 1983 đang là lao động tự do và đang có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện vậy mức đóng ra sao? Xin hỏi mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào? 41 tuổi tham gia thì chế độ hưởng lương hưu thế nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Nguyễn Phương Thảo, Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, hỏi về chế độ lương hưu.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Với trường hợp này có thể tham gia trực tiếp tại cơ quan BHXH. Bạn chị có thể tham gia. Mức đóng là 22% trên mức lương chuẩn nghèo là 1,5tr đồng. Phương thức đóng có thể đóng tiền mặt hoặc qua app ngân hàng. Hàng tháng ngân hàng sẽ tự động trừ.

Điều kiện của chị đề cập có thể hưởng lương hưu và chị này sẽ hưởng ở tuổi 60. Khi thiếu thời gian đóng thì có thể đóng 1 lần để hưởng cho các năm còn thiếu. Và lúc đó chúng ta có thể được hưởng lương hưu. Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện cũng nhận được nhận nhiều sự hỗ trợ của nhà nước. Điều này bạn có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH để được tư vấn kỹ hơn.


Chị Đỗ Thị Hân, Trường Mầm non Hoa Mai hỏi: Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được hưởng lương hưu bao nhiêu %? Từ 1/7, lương của giáo viên mầm non sẽ được tính như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Đỗ Thị Hân - Trường Mầm non Hoa Mai hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định với nữ là 30 năm, nam 35 năm đóng bảo bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng 75% lương hưu. Bởi vậy người tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì chỉ được hưởng 33%, tỷ lệ rất là thấp. Bởi vậy, không khuyến khích người lao động hưởng lương hưu sớm.

Chuyên gia Nguyễn Duy Phúc: Hiện chưa có phương án tăng lương từ ngày 1/7.


Chị Đặng Ngọc Anh, Trường Tiểu học Giáp Bát hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng?

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Dấu hiệu của các vụ lừa đảo như sau:

Dấu hiệu 1: Khi chúng ta nhận được thông tin, tin nhắn điện thoại xưng danh cơ quan pháp luật, yêu cầu chuyển tiền. Đây là dấu hiệu lừa đảo vì cơ quan pháp luật không bao giờ yêu cầu người dân chuyển tiền, mà sẽ phát hành giấy mời gửi đến công an phường, công an phường sẽ mang đến tận tay người dân. Địa điểm làm việc phải là trụ sở của UBND phường hoặc cơ quan công an. Cơ quan pháp luật không bao giờ yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản.

Dấu hiệu 2: Tội phạm luôn cho chúng ta rất ít thời gian, dồn người nghe vào hoàn cảnh cấp bách để không đủ thời gian suy nghĩ, nhận biết.

Dấu hiệu 3: Khi được yêu cầu truy cập các đường link.

Dấu hiệu 4: Mời tham gia các khoản đầu tư với lãi suất cao. Cứ khoản đầu tư nào được hứa hẹn cao gấp 3 lần lãi suất ngân hàng (lãi suất ngân hàng quy định tối đa 20%/năm) khẳng định luôn đây là lừa đảo.

Dấu hiệu 5: Bất kỳ lời mời nhắn nhủ tặng quà, đều là lừa đảo. “Miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”

Để tránh bị lừa đảo, người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin tình hình tội phạm, an ninh trật tự, nêu cao ý thức cảnh giác. Trong bối cảnh hiện nay, cần nhớ một nguyên tắc “không dễ tin bất kỳ thứ gì nhìn thấy, đọc được trên không gian mạng”. Phải kiểm chứng thông tin, chậm lại một nhịp để kiểm tra trước khi hành động.

Đồng thời, chỉ chuyển tiền khi biết chính xác người nhận tiền là ai. Phải có ý thức bảo mật thông tin. Không khai báo thông tin cá nhân trên mạng. Không tham khi có lợi nhuận trước mắt. Không dễ kết bạn với người lạ.

Bên cạnh đó, luôn luôn có tư duy phản biện. (ví dụ như được mời đầu tư với lãi suất lớn, cần hiểu vì sao lại có lợi nhuận lớn như vậy). Bất kỳ giao dịch nào trên không gian mạng mà nhằm vào túi tiền của chúng ta thì đó là dấu hiệu của hành vi lừa đảo.

16h40: Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, bà Bùi Thị Ngọc Thủy - Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai cho biết: Sau hơn 2 tiếng diễn ra chương trình, đã có hàng chục câu hỏi sôi nổi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan đến những vấn đề như chế độ BHXH; pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội,… được các chuyên gia phân tích, giải đáp cụ thể. Qua đó góp phần trang bị kiến thức hữu ích cho CNVCLĐ.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội"

“Buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến đã giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thêm kiến thức để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân cũng như góp phần duy trì mối quan hệ lao động hài hoà với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến cũng giúp các cán bộ Công đoàn có thêm kiến thức, kinh nghiệm nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội để truyền tải cho đoàn viên, người lao động và trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công việc của mình”- Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai Bùi Thị Ngọc Thủy nhấn mạnh.

Nhóm PV
Link gốc: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-pho-bien-chinh-sach-moi-ve-phap-luat-lao-dong-va-nhan-dien-lua-dao-qua-mang-xa-hoi-172470.html

Tin khác

Khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(LĐ&PL) Trải qua 6 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, sự lãnh đạo của Huyện ủy Thanh Trì, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Công tác Công đoàn đã có sự đổi mới, sáng tạo; linh hoạt trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

Sáng nay (14/6), tại Hội trường Quận ủy Cầu Giấy, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động”.
Dấu ấn hoạt động công đoàn trong Tháng Công nhân

Dấu ấn hoạt động công đoàn trong Tháng Công nhân

Tháng Công nhân năm nay bắt đầu từ ngày 1 đến 31/5, bám sát chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp.
Xây dựng người phụ nữ thời đại mới trong nữ công nhân, viên chức, lao động

Xây dựng người phụ nữ thời đại mới trong nữ công nhân, viên chức, lao động

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; "Xây dựng người Phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua các phong trào, hằng năm đã có nhiều cá nhân tiêu biểu được nhận các danh hiệu thi đua. Đồng thời, ngày càng xuất hiện nhiều nữ tham gia các vị trí quản lý, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị.
Gần 300 cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Gia Lâm được bồi dưỡng nghiệp vụ

Gần 300 cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Gia Lâm được bồi dưỡng nghiệp vụ

(LĐ&PL) Mới đây, tại Hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Trung tâm chính trị huyện Gia Lâm tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội

Chiều 20/6, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội”.
Khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(LĐ&PL) Tổ chức công tác Công đoàn đã có sự đổi mới, sáng tạo; linh hoạt trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, BHXH và An toàn, vệ sinh lao động"

Sáng nay (14/6), tại Hội trường Quận ủy Cầu Giấy, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (12/6), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội”.
Dấu ấn hoạt động công đoàn trong Tháng Công nhân

Dấu ấn hoạt động công đoàn trong Tháng Công nhân

Tháng Công nhân năm nay bắt đầu từ ngày 1 đến 31/5, bám sát chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp.
Xây dựng người phụ nữ thời đại mới trong nữ công nhân, viên chức, lao động

Xây dựng người phụ nữ thời đại mới trong nữ công nhân, viên chức, lao động

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; "Xây dựng người Phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua các phong trào, hằng năm đã có nhiều cá nhân tiêu biểu được nhận các danh hiệu thi đua. Đồng thời, ngày càng xuất hiện nhiều nữ tham gia các vị trí quản lý, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị.
Gần 300 cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Gia Lâm được bồi dưỡng nghiệp vụ

Gần 300 cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Gia Lâm được bồi dưỡng nghiệp vụ

(LĐ&PL) Thông qua lớp bồi dưỡng, cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Gia Lâm đã được trang bị, nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, cẩm nang hoạt động Công đoàn.
Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ quận Đống Đa năm 2024

Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ quận Đống Đa năm 2024

(LĐ&PL) Hội khoẻ Công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa thu hút 130 đơn vị với gần 2.000 người đăng ký tham gia.
Hàng trăm CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm được khám sức khỏe miễn phí

Hàng trăm CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm được khám sức khỏe miễn phí

(LĐ&PL) Từ ngày 20 - 24/5, 862 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được khám sức khỏe, tầm soát, phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Bộ GTVT phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Bộ GTVT phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐ&PL) Mới đây, tại Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Bộ yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Khảo sát việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại Công đoàn cơ sở

Khảo sát việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại Công đoàn cơ sở

(LĐ&PL) Đoàn khảo sát đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật ATVSLLĐ ở một số đơn vị cần khắc phục xong trong tháng 5/2024.
Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Trong suốt quá trình làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Đông Anh, Hà Nội), công nhân Nguyễn Thị Hường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc, nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Người lao động Sơn Tây hào hứng tham gia hội thao

Người lao động Sơn Tây hào hứng tham gia hội thao

(LĐ&PL) Hội thao CNVCLĐ thị xã đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia.
LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

(LĐ&PL) Mới đây, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam do bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với LĐLĐ huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

(LĐ&PL) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 diễn ra ngày 19/4, thành phố Hà Nội đã tặng 100 suất quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động mỗi suất trị giá 1.350.000 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động