TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

Chính sách 08:49 | 07/06/2024
Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội” TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

Buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn những nội dung về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động cũng như cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"
Đại biểu tham dự chương trình.

Tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, bảo hiểm xã hội, phòng chống tội phạm gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn; Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông, Bộ Công an; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"
Đoàn viên, CNVCLĐ huyện Phúc Thọ tham dự chương trình.

Dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phúc Thọ; bà Nguyễn Thị Lan Anh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Phúc Thọ; ông Dương Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Phúc Thọ; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô; đại diện các ban LĐLĐ Thành phố; phòng, ban, ngành của huyện Phúc Thọ.

Đặc biệt, tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến có gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Phúc Thọ.

8h25: Khai mạc chương trình

Phát biểu khai mạc buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình mới, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật tới đoàn viên, người lao động ngày càng có vai trò quan trọng và được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, được triển khai thường xuyên, liên tục.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc chương trình.

Một trong những hình thức tuyên truyền có tính hiệu quả cao đó là chương trình đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức.

Trên thực tế, những chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như: Chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, điều kiện làm việc và các quy định của pháp luật về lao động, việc làm là những nội dung mà bất kỳ người lao động nào khi tham gia quan hệ lao động đều quan tâm.

Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có cơ hội tìm hiểu, tìm “đúng” và tìm “trúng” những nội dung giải đáp về các thắc mắc của bản thân để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, hiện nay, tình trạng lừa đảo, nhất là lừa đảo qua mạng diễn ra ngày càng tinh vi, không ít trường hợp, trong đó có đoàn viên, người lao động của chúng ta đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Đoàn viên, người lao động theo dõi chương trình.

Do đó, việc Ban Tổ chức lựa chọn chủ đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng” ngày hôm nay có tính thiết thực với số đông người lao động.

Tham gia giải đáp, cung cấp kiến thức tại chương trình là những chuyên gia về pháp luật, bảo hiểm xã hội và phòng, chống tội phạm. Qua đó, giúp đoàn viên, người lao động cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất.

“Mong rằng, anh chị em đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hãy mạnh dạn, thẳng thắn nêu những câu hỏi, thắc mắc của bản thân để được các chuyên gia giải đáp, từ đó, có thêm kiến thức, thông tin về các chế độ, chính sách để có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình.

Sau chương trình, mỗi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hãy đem những kiến thức mình tiếp thu được truyền tải đến đông đảo đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh bày tỏ mong muốn.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Ban tổ chức tặng hoa các chuyên gia buổi Đối thoại - giao lưu.

8h40: Các chuyên gia trả lời câu hỏi, vướng mắc về chính sách của đoàn viên, CNVCLĐ

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Các chuyên gia buổi Đối thoại - giao lưu chuyên đề 13

Anh Nguyễn Trường Sơn, Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Thuận hỏi: Khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải cho người lao động nghỉ không lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động không? Và có phải báo giảm với cơ quan BHXH không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Khi người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì không phải tham gia BHXH nữa, do đó doanh nghiệp phải báo giảm lao động với cơ quan BHXH và không phải đóng BHXH cho người lao động.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Tuy nhiên, có một vướng mắc phát sinh, đó là do nghỉ không lương, nên người lao động vẫn là người của đơn vị, doanh nghiệp vì thế sẽ không thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được và dẫn tới việc là sẽ thiệt thòi quyền lợi về y tế nếu có ốm đau phải khám chữa bệnh.

Do đó, theo tôi, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thay vì cho người lao động nghỉ việc không lương thì nên làm tạm hoãn hợp đồng lao động, như vậy người lao động vẫn có thể tham gia mua bảo hiểm y tế hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi khi khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.


Chị Hoàng Thị Nguyệt, Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Phụng Thượng hỏi: Xin chuyên gia cho biết, người lao động cần lưu ý gì để không sập bẫy tín dụng đen?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Hoàng Thị Nguyệt, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phụng Thượng.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Thời gian qua, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì các hình thức xuất hiện lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Đào Trung Hiếu

Có số liệu thống kê, tổng số tiền thiệt hại qua các vụ lừa đảo tại Việt Nam là 16 tỷ đô la trên tổng số 53 tỷ đô la toàn cầu. Con số này có nhiều ý kiến phản biện trái chiều do quá lớn, nhưng phản ánh thực tế danh sách nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng là rất nhiều và càng ngày càng dài.

Điển hình như tại Hà Nội, tháng 4 và 5 vừa rồi, có 2 người dân bị lừa 18 tỷ đồng và 15 tỷ đồng với những chiêu trò mạo danh cơ quan pháp luật, thao túng tâm lý từng bước để người dân chuyển tiền.

Từ đó, để nhận biết lừa đảo, người dân cần chậm lại một nhịp và hết sức tỉnh táo. Trên thực tế những biến thể lừa đảo của công nghệ cao đa dạng nhưng chung một đặc điểm là khai thác 3 điểm yếu: lòng ham, tính hám lợi; nỗi sợ hãi và thiếu hiểu biết của con người.


Chị Trần Thị Hợp, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tam Hiệp hỏi: Hiện không gian mạng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo. Xin chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh bị lừa đảo trên mạng?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Trần Thị Hợp, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tam Hiệp.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: 99% án lừa đảo công nghệ cao thường không tìm được đối tượng lừa đảo, do nhiều nguyên nhân. Nguyên do, đối tượng gây án không nằm trong lãnh thổ Việt Nam; tài khoản người bị lừa thường là tài khoản ảo… Bởi vậy, người dân cần cố gắng không để bị lừa.

Có 24 hình thức lừa đảo chính. Trong đó nổi bật là lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice, dùng công nghệ để ghép mặt và giọng nói của người quen sau đó nhờ chuyển tiền.

Các đối tượng cũng dùng thủ đoạn giả mạo cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án... nói người nhà “vô tình” liên quan đến tội phạm như ma túy, bí mật an ninh...; lừa đảo giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp như bảo hiểm xã hội, ngân hàng, chứng khoán... thông báo các vấn đề được quan tâm về lương, bảo hiểm.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Người lao động chăm chú theo dõi chương trình.

Bên cạnh đó là các hình thức lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp với mức siêu lợi nhuận; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng rồi xin lấy lại tiền hoặc lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa; lừa đảo có người gửi bưu kiện, hoặc trúng thưởng, hoặc có khoản tiền ngoại tệ chuyển đến... cần có tiền ứng trước để rút tiền ra.

Ngoài ra còn là các hình thức lừa đảo: SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; lừa đảo lấy cắp Telegram OTP; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI; rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo “bẩn” trên facebook...

Nhìn chung, các thủ đoạn lừa đảo chủ yếu nhằm vào sự hám lợi và thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân. Vì vậy, người dân cần chú ý, cơ quan chức năng không bao giờ yêu cầu người dân làm việc qua điện thoại; cơ quan điều tra không bao giờ yêu cầu người dân phải đóng tiền qua mạng; khi làm việc với người dân phải làm việc tại trụ sở...

Bởi vậy, người dân không nên truy cập vào các đường link lạ, cần quan sát đánh giá đường link an toàn mới truy cập. Dấu hiệu nhận biết những trang website giả mại thường hay gặp lỗi chính tả; dấu hiệu của 1 vụ lừa đảo thường áp đặt thời gian để người dân thực hiện…

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Quang cảnh buổi Đối thoại - giao lưu

Để phòng tránh bị lừa đảo qua mạng người dân nên: Cập nhập thông tin an ninh trật tự hàng ngày; hỏi người thân; phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; tài khoản ngân hàng; tài khoản mạng xã hội...

Đồng thời, phải liên hệ với công an khi có nghi ngờ, khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.

Bên cạnh đó, người dân không nên hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân, thông báo có liên quan đến các vụ việc, vụ án…

Không tham lam những tài sản, món quà... không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”...

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chủ tịch LĐLĐ huyện Phúc Thọ Nguyễn Thị Lan Anh tặng quà đoàn viên trả lời câu hỏi phần giao lưu tại chương trình.

Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen, mời tham gia các hội nhóm mà không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, tham gia; không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng.

Chúng tôi luôn khuyến cáo người dân, đừng dễ tin bất cứ điều gì trên mạng xã hội, chúng ta cần chậm lại một nhịp để kiểm tra tất cả các thông tin trước khi có nguy cơ bị mất tiền oan.


Anh Đặng Huy Bảo, xã Vân Phúc hỏi: Pháp luật có quy định phải bắt buộc ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Đặng Huy Bảo

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Theo đó, thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là tổ chức đại diện người lao động với một bên là người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ và ổn định.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa

Thương lượng tập thể sẽ được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện vì vậy pháp luật không quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết Thỏa ước lao động tập thể mà sẽ tùy theo thương lượng của các bên.

Thỏa ước lao động tập thể sẽ được áp dụng trong trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động có những quy định chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp. Trong thời gian chưa sửa đổi thì nội dung tương ứng tại thỏa ước lao động tập thể sẽ được áp dụng.


Anh Nguyễn Hữu Mậu, Công đoàn xã Võng Xuyên hỏi: Sau khi người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thì có thể tiếp tục được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đi làm lại không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Nguyễn Hữu Mậu, Công đoàn xã Võng Xuyên

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với công ty từ 1 tháng trở lên, sẽ được tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đầu.

Tuy nhiên, cơ quan BHXH khuyến cáo người lao động không nên rút BHXH 1 lần, tự rời bỏ lưới an sinh xã hội, bởi khi tham gia lại BHXH, điều kiện hưởng lương hưu sau này khó đảm bảo. Trong thời gian nghỉ việc, người lao động đã được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp nên người lao động hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định rút BHXH 1 lần.


Anh Đỗ Phan Khôi - Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Phúc Thọ hỏi: Xin hỏi vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xử lý lừa đảo qua mạng? Các đối tượng xấu vẫn dùng sim rác để lừa đảo vậy vấn đề quản lý sim rác được đặt ra như thế nào? Số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng được cung cấp qua tin nhắn của Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng gọi đến lại không có người nghe máy thì phải làm sao?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Đỗ Phan Khôi, nêu câu hỏi

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an ninh trật tự đầu tiên thuộc về các cơ quan chức năng của Nhà nước, cụ thể ở đây là cơ quan công an, nhưng cũng chỉ riêng lực lượng công an cũng không thể đảm nhận hết mà cần phải có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó lược lượng công an là chủ chốt.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề

Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần có trách nhiệm nhiệm tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân dưới nhiều hình thức để người dân có thể nhận diện nguy cơ và phòng tránh. Cùng với truyền truyền thông để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thì cơ quan Công an sẽ có nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm.

Khi chúng ta đang ngồi ở đây thì có nhiều chuyên án đang được cơ quan công an xác lập, điều tra, đấu tranh. Công tác đấu tranh được thực hiện rất quyết liệt xong tội phạm công nghệ cao là tội phạm không biên giới nên công tác đấu tranh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đấu tranh khám phá còn hạn chế nên trước hết mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác và cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban, ngành.

Về vấn đề sim rác, mặc dù chúng ta đã có kế hoạch loại bỏ sim rác nhưng hiện nay sim có định danh vẫn có thể là sim rác, một người có thể đăng ký nhiều sim của nhiều nhà mạng, thậm chí nhiều sim của một nhà mạng nên khó quản lý.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề

Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, tặng quà đoàn viên trả lời câu hỏi phần giao lưu tại chương trình.

Đối với việc gọi cho số điện thoại đường dây nóng mà không thấy nghe máy, nếu trong trường hợp phản ánh đấu tranh phòng, chống tội phạm mà gọi cho số điện thoại đó không được thì chúng ta nên liên hệ với cảnh sát khu vực.

Khi xảy ra một vụ nghi bị lừa, thì chúng ta nên dừng ngay các giao dịch chuyển tiền, gọi cho ngân hàng để chặn ngay dòng tiền vừa gửi; chuyển toàn bộ tài liệu hồ sơ để báo công an, đưa sự việc của mình lên mạng để cảnh báo nhiều người và gọi ngay cho cảnh sát khu vực.


Anh Khuất Đình Tâm, Hợp tác xã lâm nghiệp xã Tích Giang hỏi: Người lao động có được ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 2 doanh nghiệp khác nhau không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Khuất Đình Tâm.

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Hiện nay có nhiều người có nhu cầu làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau trong cùng thời điểm. Người lao động hoàn toàn có thể ký HĐLĐ với nhiều đơn vị cùng lúc.

Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa

Khi người lao động đồng thời giao kết nhiều HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Cụ thể: BHXH (quỹ hưu trí, tử tuất) đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên; BHXH (quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp) đóng ở tất cả các công ty đã ký hợp đồng lao động (tuy nhiên người lao động không cần phải đóng vào quỹ này mà người sử dụng lao động sẽ đóng); bảo hiểm thất nghiệp đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên; bảo hiểm y tế đóng tại công ty ký hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.


Anh Hoàng Đông Chưởng, Công đoàn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ hỏi: Em gái tôi hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản nhưng công ty không chịu gia hạn hợp đồng, vậy trường hợp này công ty có vi phạm pháp luật không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Anh Hoàng Đông Chưởng

Chuyên gia Nguyễn Huy Khoa: Theo quy định tại Điều 137, Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản, thì người lao động sẽ được quyền ưu tiên ký tiếp HĐLĐ, chứ không phải người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải ký tiếp.

Bởi về nguyên tắc, khi hợp đồng lao động hết hạn nếu các bên không có thỏa thuận kéo dài thời hạn làm việc tiếp theo, thì hợp đồng đó có thể chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, với hợp đồng lao động dành cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách, khi thời hạn hợp đồng đã hết mà chưa hết nhiệm kỳ, chủ sử dụng lao động có thể thỏa thuận để ký nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn.


TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Phúc Thọ Dương Ngọc Tuấn tặng quà đoàn viên, người lao động.

Chị Phùng Thị Cơ, Chủ tịch Công đoàn xã Ngọc Tảo hỏi: Lao động nữ bị sẩy thai được nghỉ chế độ bao nhiêu ngày? Lao động nữ bị sẩy thai thì mức hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Phùng Thị Cơ nêu kiến nghị.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lưu tâm là trong Giấy ra viện của các bệnh viện hầu hết đều không ghi số tuần tuổi thai, do đó người lao động sẽ chỉ được giải quyết với mức nghỉ thấp nhất là 5 ngày. Nếu Giấy ra viện ghi cụ thể số tuần thai thì sẽ được hưởng mức nghỉ cao hơn.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội khi lao động nữ nghỉ do sẩy thai bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.


Chị Cao Thị Bích Duyên, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Phúc Thọ hỏi: Khi đi mua hàng, nhiều cửa hàng thường xin số điện thoại của khách hàng với lý do để tích điểm thưởng. Nhiều người lo sợ việc này sẽ làm rò rỉ thông tin khiến các nhóm tội phạm gọi điện lừa đảo. Xin chuyên gia cho biết có đúng không?

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề
Chị Cao Thị Bích Duyên, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Phúc Thọ

Chuyên gia Đào Trung Hiếu: Hiện nay đúng là có vấn nạn lộ thông tin cá nhân, người dân nhận được tin nhắn, số điện thoại liên quan trực tiếp đến lộ trình di chuyển, mời gọi sử dụng dịch vụ… gây phiền hà.

Có vô vàn hình thức có thể lộ lọt thông tin, từ khách quan đến chủ quan. Trong đó có thể là việc lộ qua người dân đăng ký số điện thoại ở các cửa hàng, qua nhóm mạng xã hội, mất điện thoại…

Chúng ta có 77 triệu tài khoản mạng xã hội, và Việt Nam đứng top đầu các nước Đông Nam Á về số lượng dùng mạng xã hội, nhưng người dùng chưa có kỹ năng nào về sử dụng mạng xã hội toàn. Do vậy, nhiều người còn chủ động đưa thông tin mật của mình lên mạng như căn cước công dân, đây là hành vi dại dột và nguy hiểm.

Từ vấn nạn này đã gợi mở ra câu chuyện có thị trường mua bán thông tin cá nhân. Nhiều năm qua, cơ quan Công an đã bắt được nhiều đường dây, bắt nhiều đối tượng. Tại sao lại có hiện tượng này là cũng do xuất phát từ nhu cầu của thị trường, của các nhà sản xuất mong muốn tiếp thị sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.

Việc sử dụng số điện thoại để đăng ký bảo hành, mua đồ là phổ biến hiện nay. Đôi khi việc lộ thông tin khách quan là khó tránh, do vậy người dân cần cảnh giác, đặc biệt không chủ động cung cấp thông tin cá nhân của mình lên mạng.

laodongthudo.vn
Link gốc: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-chuyen-de-nhung-diem-moi-ve-chinh-sach-lien-quan-den-nld-va-cach-nhan-dien-phong-tranh-lua-dao-qua-mang-171849.html

Tin khác

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

Sáng 4/6, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”.
Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (24/5), tại Hội trường Trung tâm Chính trị quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

Sáng nay (22/5), tại Hội trường Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

Sáng 4/6, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”.
Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (24/5), tại Hội trường Trung tâm Chính trị quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

Sáng nay (22/5), tại Hội trường Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”.
Sơn Tây: Trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác

Sơn Tây: Trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác

(LĐ&PL) Ngày 16/5, Thị ủy Sơn Tây tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Trong đó, có một đảng viên được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về công tác chăm lo sức khỏe cũng như pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm, hôm nay (16/5), tại Hội trường Huyện ủy Thanh Trì, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách với chủ đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (16/5), tại Hội trường Khu liên cơ quan Ủy ban nhân dân quận Long Biên (số 3 Vạn Hạnh quận Long Biên, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.
Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công 29,2% từ 1/7/2024

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công 29,2% từ 1/7/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng, thực hiện từ 1/7/2024.
Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

Để đảm bảo đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp xã hội đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới có hiệu lực từ 1/7/2024

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới có hiệu lực từ 1/7/2024

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024

Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai năm 2024, theo hướng Luật Đất đai sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, thay vì 1/1/2025 như Luật đã ban hành.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
Xem thêm
Phiên bản di động