Trực tuyến: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Công đoàn viên 08:58 | 24/04/2025
Sáng nay (24/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tổ chức chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề "Tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ huyện Quốc Oai hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động 2025.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Đại biểu tham dự buổi đối thoại, giao lưu

Hoạt động này cũng nhằm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Thủ đô năm 2024 tới đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động.

Tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; ông Hoàng Nguyên Ưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai; bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Chủ tịch LĐLĐ huyện Quốc Oai; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Kiều Thị Nga - Trưởng phòng Tư pháp huyện Quốc Oai.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Toàn cảnh buổi đối thoại, giao lưu

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia BHXH Khu vực I; Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, tham dự buổi đối thoại, giao lưu còn có hơn 300 cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Quốc Oai, Hà Nội.

8h30: Khai mạc buổi đối thoại, giao lưu

Phát biểu khai mạc tại buổi Đối thoại, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Cuộc Đối thoại, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách do Báo Lao Động Thủ đô phối hợp cùng LĐLĐ huyện Quốc Oai tổ chức là cơ hội quý giá để tất cả chúng ta cập nhật những quy định pháp luật mới nhất, đồng thời cùng nhau trao đổi, chia sẻ những vấn đề thực tiễn nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng đời sống lao động.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi đối thoại, giao lưu.

Luật Thủ đô 2024 được ban hành với nhiều điểm mới quan trọng, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho sự phát triển của Hà Nội nói chung và từng người lao động nói riêng. Các quy định mới không chỉ tập trung vào việc quản lý đô thị, quy hoạch và phát triển kinh tế, mà còn mở rộng phạm vi bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Những điều chỉnh này góp phần nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả công nhân, viên chức và người lao động.

Các chính sách mới liên quan đến người lao động trong năm 2024 cũng có nhiều điểm đổi mới đáng chú ý, trong đó, việc điều chỉnh cơ chế tiền lương, BHXH và hỗ trợ việc làm được đặt lên hàng đầu nhằm tạo động lực làm việc, tăng cường sự ổn định và an toàn trong công việc. Những cải cách này không chỉ giúp người lao động có thu nhập tốt hơn mà còn tạo cơ hội để nâng cao kỹ năng, phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Đặc biệt, việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cũng có tác động sâu rộng đến môi trường làm việc. Những thay đổi về cơ cấu nhân sự, cải cách thủ tục hành chính và tối ưu hóa mô hình hoạt động của các đơn vị không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp mỗi người lao động có điều kiện làm việc tốt hơn, được bảo vệ quyền lợi chính đáng và có cơ hội phát triển lâu dài.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Người lao động tham dự buổi đối thoại, giao lưu

“Chương trình hôm nay không chỉ là dịp để chúng ta lắng nghe những thông tin mới nhất, mà còn là diễn đàn mở để mọi người chia sẻ quan điểm, thắc mắc để thực thi chính sách sao cho thực sự phù hợp với thực tiễn lao động. Mong rằng tất cả anh chị em mạnh dạn đặt câu hỏi, bày tỏ suy nghĩ và đề xuất những vấn đề quan trọng để chúng ta cùng nhau tháo gỡ khó khăn và tìm ra giải pháp tốt nhất. Với sự đồng lòng, quyết tâm của các cơ quan quản lý, tổ chức Công đoàn và đặc biệt là sự chủ động của người lao động, chúng ta sẽ cùng nhau góp phần xây dựng một môi trường làm việc công bằng, ổn định và phát triển”, ông Đinh Tuấn Anh cho biết thêm.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ban tổ chức tặng hoa chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu

8h40: Chuyên gia giải đáp các câu hỏi của đoàn viên, người lao động

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu

Anh Trần Đình Mạnh, Công ty Tomeco An Khang hỏi:

1. Khi người lao động nghỉ việc không lương thì doanh nghiêp có phải đóng bảo hiểm cho người lao động không? Công ty có phải báo giảm lao động trong thời gian người lao động nghỉ không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Trần Văn Mạnh đặt câu hỏi với các chuyên gia

2. Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm thì khi thất nghiệp được hưởng 12 tháng trợ cấp. Thực tế có nhiều người đóng trên 12 năm, thậm chí trên trên 20 năm cũng chỉ hưởng 12 tháng, như vậy có thiệt thòi cho người lao động không? Người lao động sau khi nghỉ việc công ty này hưởng bảo hiểm thất nghiệp sang công ty khác thì có được bảo lưu hoặc cộng dồn thời gian dư đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

1. Người lao động khi đi làm, ký hợp đồng lao động thì buộc phải tham gia BHXH. Khi người lao động nghỉ việc không lương, không hưởng tiền lương, tiền công thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH và doanh nghiệp có thể báo giảm lao động trong thời gian nghỉ không lương.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

2, Về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm thậm chí trên 20 năm mà chỉ được hưởng trợ cấp 12 tháng thì đây là quy định của pháp luật. Luật Việc làm quy định rõ: Trợ cấp thất nghiệp là khoản hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, thời gian hưởng tối đa là 12 tháng. Tôi nghĩ không thiệt thòi gì vì đây chỉ là chính sách hỗ trợ và Chính phủ quy định như vậy là mong muốn người dân không lệ thuộc vào việc hưởng thất nghiệp mà sẽ sớm trở lại thị trường lao động. Còn về cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì không có, mà sau khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần thì thời gian tính đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ tính lại từ đầu.


Anh Nguyễn Văn Oai - Công ty Tomeco An khang hỏi: Khi tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Nguyễn Văn Oai đặt câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Người lao động tham gia BHXH 5 năm liên tiêp thì không có quyền lợi gì cả, chỉ có bảo hiểm y tế khi tham gia 5 năm liên tục thì sẽ được hưởng nhiều quyền lợi.

Theo đó, Luật Bảo hiểm y tế quy định về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, người bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đáp ứng điều kiện. Ví dụ như, trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh...


Bạn đọc hỏi: Theo Bộ luật Lao động, Công ty có được giữ lương của công nhân gối đầu 1,2 tháng, hoặc bằng cấp của người lao động không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ, nghiêm cấm giữ văn bằng chứng chỉ, tài liệu liên quan đến giấy tờ tùy thân của người lao động. Hay liên quan đến chế độ tiền lương của người lao động, nếu như không rơi vào những trường hợp khác, về nguyên tắc, người sử dụng lao động không được khấu trừ, giữ lương nếu người lao động không có vi phạm hoặc không có hành vi gây thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp.


Chị Vũ Thị Anh, Trường THCS Đồng Quang hỏi: Nhân viên thiết bị trường học trong các trường tiểu học, trung học cơ sở có được hưởng mức phụ cấp độc hại 0.2% theo công văn 9552/TCCB năm 2003 về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như các trường trung học phổ thông ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác đã cho hưởng như Hà Nam, Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng... hay không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Vũ Thị Anh nêu câu hỏi với chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Điều kiện hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành như sau:

1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Luật sư Nguyễn Văn Hà

a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

d) Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Bởi vậy, với giáo viên mầm non, xem phần việc mình làm có nằm trong danh mục trên không, nếu có thù mới được hưởng trợ cấp.


Chị Nguyễn Thị Mơ, Công ty cổ phần Sài Sơn hỏi: Tôi được biết, Luật Thủ đô năm 2024 có rất nhiều điểm mới, vậy xin hỏi chuyên gia, có điểm mới nào ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Nguyễn Thị Mơ, Công ty cổ phần Sài Sơn hỏi

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành năm 2025 có rất nhiều điểm mới, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Trong đó, nổi bật là hưởng quyền lợi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức…

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương

Theo khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức dưới đây thì được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do Thành phố quản lý. Trong đó, quy định mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng nhiều chế độ, chính sách liên quan đến an sinh xã hội. Luật Thủ đô 2024 cũng có những quy định bố trí ngân sách giảm nghèo; hỗ trợ chuyển đồi nghề; hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện 100% cho hộ nghèo, tối thiểu 60% cho hộ cận nghèo, 20% so với các đối tượng khác; các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách về y tế, giáo dục…

Thành phố cũng bố trí những ngân sách phù hợp để thực hiện những việc như trên. Theo đó, người lao động cũng sẽ được thụ hưởng an sinh xã hội, thụ hưởng kết quả phát triển hạ tầng giao thông…


Chị Trần Thị Hòa, người lao động huyện Quốc Oai hỏi: Trên thẻ bảo hiểm y tế của tôi, tên tôi là Hòa nhưng dấu huyền không nằm ở chữ o lại ở chữ a. Năm ngoái đi viện, khi thanh toán viện phí thì phía bệnh viện nói chỉ thanh toán cho lần này còn lần sau sẽ không thanh toán được, phải đi sửa thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, tôi được biết là việc sửa thẻ rất rắc rối. Do vậy, tôi xin hỏi chuyên gia trường hợp của tôi thì làm thế nào để có thể đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Trần Thị Hoà nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thật ra, trường hợp của chị chỉ là do cách sử dụng phông chữ theo nhiều kiểu khác nhau nên có trường hợp như thế này. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, nếu chị muốn sửa rất đơn giản, chị mang theo căn cước công dân ra BHXH huyện sẽ sửa lại cho chị.


Chị Bùi Thị Sao Mai, Trường Mầm non Phú Cát hỏi: Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư 05/2025/TT-BGD-ĐT, trong đó Điều 6 khoản 2 quy định: Trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm: Thời gian nghỉ thai sản theo quy định; Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản… Hiện tại trong trường chúng tôi có những giáo viên nghỉ thai sản đúng vào tháng 6,7 trùng với thời gian nghỉ hè thì các giáo viên đó có được nghỉ thêm như trong quy định của Thông tư này không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Bùi Thị Sao Mai nêu câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT ngày 7/3/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học song các chị là giáo viên mầm non nên không phải là đối tượng điều chỉnh của Thông tư này và không áp dụng theo các quy định của Thông tư này. Tôi cũng chưa nghiên cứu hết các văn bản pháp luật quy định thời gian nghỉ của giáo viên nhưng theo quy định chung của pháp luật thì đối với ngành giáo dục, giáo viên sẽ 2 chế độ nghỉ: thứ nhất là nghỉ hè là thời gian nghỉ hưởng nguyên lương, và nghỉ phép năm. Việc nghỉ hè đã được sắp xếp theo kế hoạch của năm học. Riêng đối với nghỉ phép năm cần được sắp xếp theo chương trình, kế hoạch công tác của nhà trường và nhu cầu giáo viên và sắp xếp nghỉ trải ra để phù hợp với việc dạy học.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Đoàn viên, CNVCLĐ tham dự buổi đối thoại, giao lưu

Anh Tạ Văn Bộ, Công ty Tomeco hỏi: Doanh nghiệp phân công người lao động làm việc không đúng nội dung ghi trong hợp đồng lao động thì NLĐ có được từ chối không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Tạ Văn Bộ đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Nếu người sử dụng lao động phân công người lao động trên cơ sở từ hợp đồng lao động, nhưng thực tế không đúng trong hợp đồng lao động mà 2 bên đã thỏa thuận thì thực hiện như sau:

Nếu công việc đó ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, thì căn cứ Bộ luật Lao động, người lao động có quyền từ chối. Đồng thời, người lao động phải báo ngay cho người có thẩm quyền để tránh trường hợp phân công cho người khác làm thay, để ngăn chặn tình trạng mất an toàn này.

Người lao động cũng có thể được quyền từ chối khi người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ nhưng không đảm bảo quy định của hợp đồng lao động, nội quy lao động, căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động chỉ được quyền đề nghị người lao động làm công việc theo thời gian quy định và có thể làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của người lao động.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Chủ tịch LĐLĐ huyện Quốc Oai trao quà cho người lao động tham gia phần trả lời câu hỏi giao lưu tại chương trình.

Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc/ngày, nếu tính trong tuần thì tổng số thời gian làm bình thường và giờ làm thêm là không quá 12h/ngày và không quá 40 giờ/tháng. Nếu vượt quá thì người lao động được quyền từ chối.

Người lao động cũng được quyền từ chối không nhận nhiệm vụ nếu công việc khác với Hợp đồng lao động. Để chứng minh sự khác đó, trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động căn cứ vào đó để phân công công việc, thì người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động, nội quy lao động để xem phân công đó có đúng hay không.

Trường hợp gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, hỏa hoạn hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để khắc phục biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động... thì người sử dụng lao động được quyền điều chuyển người lao động sang công việc khác, nhưng thời hạn không quá 60 ngày, nếu quá thời hạn này thì người lao động có quyền từ chối.


TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh trao các phần quà cho người lao động.

Bạn đọc hỏi: Công ty bạn tôi nợ BHXH 8 tháng. Hiện nay bạn tôi muốn khám chữa bệnh thì có dùng được hưởng bảo hiểm y tế không? Phải xử lý thế nào?

Chuyên gia Dương thị Minh Châu: Những trường hợp Công ty, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, thì khi người lao động đi khám, sẽ mang toàn bộ giấy tờ, thanh toán về công ty, doanh nghiệp và người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí bảo hiểm y tế mà người lao động được bệnh viện chi trả.

Hiện trên VssID có phần theo dõi phần đóng bảo hiểm cho người lao động. Người lao động nên theo dõi công ty có đóng bảo hiểm y tế cho mình có được đầy đủ hay không, để có ý kiến khắc phục. Nếu người sử dụng lao động vẫn không đóng khi đã có ý kiến, thì người lao động sẽ có kiến nghị để thanh tra, kiểm tra tại đơn vị về vấn đề này.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố trao quà cho người lao động.

Chị Nguyễn Thị Mơ, Công ty cổ phần Sài Sơn hỏi: Tôi được biết, Luật Thủ đô năm 2024 có rất nhiều điểm mới, vậy xin hỏi chuyên gia, có điểm mới nào ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động không?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành năm 2025 có rất nhiều điểm mới, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Trong đó, nổi bật là hưởng quyền lợi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức…

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu tặng quà người lao động

Theo khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức dưới đây thì được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do Thành phố quản lý. Trong đó, quy định mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng nhiều chế độ, chính sách liên quan đến an sinh xã hội. Luật Thủ đô 2024 cũng có những quy định bố trí ngân sách giảm nghèo; hỗ trợ chuyển đồi nghề; hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 100% cho hộ nghèo, tối thiểu 60% cho hộ cận nghèo, 20% so với các đối tượng khác; các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách về y tế, giáo dục…

Thành phố cũng bố trí những ngân sách phù hợp để thực hiện những việc như trên. Theo đó, người lao động cũng sẽ được thụ hưởng an sinh xã hội, thụ hưởng kết quả phát triển hạ tầng giao thông…


Anh Nguyễn Văn Tuyên - Trung tâm Phục hồi chức năng Việt Hàn hỏi: Cơ quan tôi trước đây thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và đã thưc hiện sát nhập sang Sở Y tế từ tháng 3 nhưng hiện nay chưa thực hiện các khoản chế độ theo quy định tại Luật Thủ đô 2024. Hiện nay đơn vị mới đang xây dựng định mức kỹ thuật và các khoản chi chứ chưa hoàn thiện. Trước kia chúng tôi được hưởng 70% phụ cấp nhưng hiện dự thảo đang giảm xuống 40% phục cấp. Tôi mong muốn chuyên gia giải thích cho các chế độ hiện hành chưa được giải quyết thì tới đây chúng tôi có được không? Khi dự thảo mức chi mới được hoàn thiện thì chúng tôi có được truy thu không? Sau khi thực hiện sáp nhập 11 đơn vị hành chính sự nghiệp của Phòng Bảo trợ sang Sở Y tế thành một phòng, và công an lấy 7 trung tâm cai nghiện về công an, họ chuyển về Sở Y tế khoảng 800 cán bộ, thì chúng tôi có thuộc diện dôi dư được về nghỉ hưu sớm và được hưởng chế độ 178 không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Nguyễn Văn Tuyên

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Liên quan việc đơn vị của anh sáp nhập vào Sở Y tế và hiện nay các chế độ chính sách ở đơn vị mới đang được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện chưa có đơn vị thẩm quyền phê duyệt, tôi xin thông tin như sau: Về nguyên tắc, khi Luật Thủ đô đã có hiệu lực, tất cả các chính sách theo Luật sẽ được áp dụng từ 1/1/2025. Tuy nhiên, trong quá trình tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy, cơ chế điều tiết sẽ nằm trong văn bản mới và do cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Còn hiện nay, văn bản quy định mới đang trong quá trình xây dựng, mà cơ quan cũ bị sát sát nhập rồi, nên phải chờ phê duyệt của cơ quan mới và đảm bảo bảo quyền lợi của công chức, viên chức, người lao động, còn mức độ thế nào phải chờ cơ quan thẩm quyền thẩm định tuy nhiên tôi tin tưởng về cơ bản chế độ.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Trưởng đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Bạn đọc hỏi: Trong chương III, Điều 22, Luật Thủ đô năm 2024 có nêu: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Thành phố được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Tôi xin hỏi, vậy áp dụng với toàn Thành phố hay chỉ trong nội thành?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương: Về câu hỏi này, tôi xin trả lời cho các anh chị rõ, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ áp dụng lên cả Thành phố chứ không phải chỉ áp dựng trong khu vực nội thành.


Chị Tạ Thị Dưỡng, Trường mầm non Ngọc Liệp hỏi: Cơ quan tôi có người lao động đến 1/9 năm nay sẽ được 30 năm đóng BHXH. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định 178, chị xin về hưu trước tuổi từ 1/7 và thời gian đóng BHXH được 29 năm 10 tháng. Xin hỏi các chuyên gia, trường hợp này người lao động có được làm tròn thời gian đóng BHXH là 30 để hưởng 75% lương hưu không hay là vẫn bị trừ tỷ lệ lương hưu.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Người lao động tham gia buổi đối thoại, giao lưu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của pháp luật, người lao động tham gia BHXH từ 1 năm trở lên, nếu có tháng lẻ thì sẽ được làm tròn từ 1-6 tháng tính nửa năm; từ 6-11 tháng làm tròn 1 năm. Trường hợp chị hỏi, người lao động tham gia BHXH 29 năm 10 tháng thì được làm tròn là 30 năm để hưởng đủ tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.


Anh Tạ Văn Bộ, Công ty Tomeco hỏi: Tôi làm ở công ty cũ 2 năm thì nghỉ việc sang công ty mới, khi xem VssID thì thấy ghi chú công ty cũ là chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Xin hỏi các chuyên gia, việc này có ảnh hưởng gì đến quá trình đóng BHXH của tôi không và tôi cần phải làm gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thông tin “chủ bỏ trốn” trên VssID chỉ thể hiện việc cơ quan BHXH ghi chú về tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Còn quá trình đóng bảo hiểm của anh, anh tham gia đến đâu thì vẫn được ghi nhận đến đó, và được cộng dồn khi anh sang công ty mới.

Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn khác với việc doanh nghiệp nợ hay chậm đóng, trốn đóng BHXH. Nếu cơ quan BHXH ghi chú chủ doanh nghiệp bỏ trốn hay công ty không có trụ sở… nhưng các nghĩa vụ khác về đóng BHXH doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ thì không ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người lao động. Chỉ khi nào họ nợ hoặc chậm đóng, trốn đóng thì mới ảnh hưởng.


Chị Nguyễn Thị Quỳnh, Trường Mầm non Sài Sơn: Nhiều giáo viên công tác lâu năm, có người đã công tác 40 năm, nhưng đến năm 2003 mới được đóng BHXH, dẫn đến tiền lương hưu rất thấp. Xin hỏi, có thể đóng lùi thời gian tham gia BHXH trước đó để mức lương hưu cao hơn không?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Nguyễn Thị Quỳnh nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Quy định về thâm niên của giáo viên là từ ngày được tuyển dụng chính thức. Năm 2003 mới được tuyển dụng chính thức, thì lúc đó mới được tính thâm niên.

Khi được truy thu đóng BHXH của những năm trước năm 2003 thì giáo viên được lựa chọn mức đóng thấp nhất bằng lương cơ sở, cao nhất bằng lương hợp đồng, nhưng thời điểm đó hầu hết giáo viên mầm non chọn đóng theo mức lương cơ sở, chứ không đóng theo lương hợp đồng. Dẫn đến khi nghỉ hưu thì mức tiền lương hưu rất thấp.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu.

Thời gian đóng theo lương hệ số, sẽ chia bình quân mức đóng của cả quá trình. Nhưng vì đóng mức thấp quá, có trường hợp năm 1995 đóng BHXH mức lương 120 nghìn đồng, nên có trường hợp khi về hưu, hơn 20 năm đóng BHXH nhưng lương hưu chỉ 800.000 đồng/tháng.

Cũng đã có ý kiến đề nghị cơ quan BHXH cho đóng lùi thời gian để hưởng lương cao hơn, nhưng không thể giải quyết được, vì nguồn đóng BHXH không chỉ riêng của người lao động mà còn từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước không thể đóng bổ sung được, còn cơ quan BHXH thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng.


Chị Phí Thị Tuyết Nhung, Công ty Tomeco An Khang: Người lao động đóng BHXH ở công ty 10 năm trong đó có 2 tháng thử việc, 6 tháng nghỉ thai sản, 1 tháng nghỉ không lương, khi 2 bên chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có phải trả trợ cấp thất nghiệp không và trả bao nhiêu?

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Trợ cấp thôi việc được tính = 1/2 x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Khi người lao động nghỉ không lương không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị.


Câu hỏi bạn đọc: Với người lao động trong các cơ sở giáo dục có nghỉ hè thì thời gian nghỉ phép hàng năm có được tính vào thời gian nghỉ hè không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Theo Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tao, thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ phép là hai thời gian độc lập, riêng giáo viên có 2 chế độ, còn kế hoạch, tần suất nghỉ như thế nào thì các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phân bổ thời gian nghỉ phù hợp với điều kiện của cơ sở đào tạo.

Phát biểu Bế mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Chủ tịch LĐLĐ huyện Quốc oai cho biết: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn và CNVCLĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi và ban hành mới.

TRỰC TUYẾN: Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Chủ tịch LĐLĐ huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Thanh Loan phát biểu bế mạc Hội nghị.

LĐLĐ huyện Quốc Oai đã và đang chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú. Buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động” là hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ huyện nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật Thủ đô, Luật Công đoàn, Luật BHXH đến đoàn viên, người lao động.

Sau gần 3 giờ diễn ra chương trình, đã có hơn 30 câu hỏi của đoàn viên, CNVCLĐ gửi tới các chuyên gia, tập trung về những vấn đề liên quan thiết thân đến người lao động.

Những câu hỏi, thắc mắc đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động nắm rõ, hiểu đúng, kịp thời về Luật Thủ đô và những quy định của pháp luật liên quan đến lao động, giúp người lao động tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; hạn chế xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc dân chủ, gắn bó, cống hiến hết mình với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, buổi đối thoại đã cung cấp cho cán bộ công đoàn kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường nhận thức, trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn… Việc này sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Nhóm PV

Link gốc:

Tin khác

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

Sáng nay (23/4), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quận năm 2025.
Mùa giải thứ 10 Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Mùa giải thứ 10 Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Sáng 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

Sáng nay (23/4), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quận năm 2025.
Mùa giải thứ 10 Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Mùa giải thứ 10 Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Sáng 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” và Cuộc thi Ảnh/Video Clip với chủ đề “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Vừa qua, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi trưng bày ảnh với chủ đề “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội), trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh luôn nỗ lực thực hiện tốt cả “hai vai”; cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn tại nhà trường.
Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

(LĐ&PL) Luật Công đoàn năm 2024 đã được Quốc hội khóa thông qua ngày 27/11/2024 có nhiều điểm mới, trong đó có quy định miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
Xem thêm
Phiên bản di động