Thường Tín tăng cường các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Sức khỏe 14:04 | 08/07/2022
(LĐ&PL) Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp, huyện Thường Tín yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách đồng bộ.
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh Đã có 29 ca tử vong do sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo KHÔNG CHỦ QUAN Tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết tăng trên 30 lần trong 50 năm qua

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội nói chung và huyện Thường Tín nói riêng, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín đã yêu cầu các ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách đồng bộ.

Đồng thời, kêu gọi chính quyền các cấp, người dân nêu cao nhận thức, tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân và cộng đồng.

Hiện nay, thời tiết nắng mưa thất thường, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, phát triển, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết.

Trên địa bàn huyện đã ghi nhận 7 ca mắc sốt xuất huyết. Mặc dù số ca bệnh năm nay giảm hẳn so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên không vì vậy mà chúng ta lơ là, chủ quan bởi thời điểm này bệnh sốt xuất huyết mới bắt đầu “vào mùa”.

Thường Tín tăng cường các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết
Tăng cường dọn dẹp vệ sinh môi trường là một trong những biện pháp phòng sốt xuất huyết.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch sốt xuất huyết và dự báo trong thời gian tới số ca mắc có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, UBND huyện đã ban hành công văn số 724 UBND-YT đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết và thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh lây truyền qua muỗi.

Cụ thể, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện bám sát diễn biến tình hình tại các địa phương để tăng cường việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống hạn chế đến mức thấp nhất dịch bùng phát trên địa bàn.

Đồng thời, chủ động giám sát ca bệnh hằng ngày tại các xã; tổ chức giám sát, theo dõi biến động của véc tơ, vi rút Dengue tại các ổ dịch, các địa bàn có nguy cơ cao; đảm bảo phun đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức cho nhân dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng bệnh; chủ động phối hợp với địa phương tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước-là nơi muỗi truyền bệnh, đẻ trứng, phát triển để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Đối với Bệnh viện đa khoa huyện chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện, vật tư, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh… nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong xảy ra.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh cơ bản, hiệu quả nhất đó là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Vì vậy, tất cả mọi người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào chum, lu, vại, bể nước và các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy; thay nước trong bình hoa, bỏ muối vào chén nước kê chân cụi, giường, tủ để tránh lăng quăng; loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải gây đọng nước ở quanh nhà như chai, lọ, vỏ dừa, lốp xe cũ; giữ gìn nhà cửa thông thoáng để hạn chế nơi muỗi ẩn nấp…

Đặc biệt, khi có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết đã và đang được ngành Y tế huyện chủ động phòng chống một cách tích cực, hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, các cấp chính quyền cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vận động người dân nêu cao ý thức, tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường tại gia đình và khu dân cư để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân và cộng đồng trước “mùa” sốt xuất huyết.

Trên địa bàn Hà Nội, để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng, ngành Y tế tiếp tục tăng cường giám sát, điều tra xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác.

Ngành Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế giám sát, đánh giá định kỳ các chỉ số côn trùng, giám sát vệ sinh môi trường tại khu vực ổ dịch cũ, ổ dịch phức tạp, từ đó phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan và bùng phát tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng để nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm góp phần khống chế và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả.

Trước đó, tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết năm 2022, với chủ đề “Đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết” diễn ra ngày 15/6, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, cùng với công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống sốt xuất huyết của người dân, cần kiên quyết xử phạt những cá nhân, tập thể không hợp tác, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
K.Tiến
Link gốc:

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Xem thêm
Phiên bản di động