Sẽ định danh cuộc gọi của cơ quan nhà nước để chống lừa đảo trực tuyến
Thời gian qua, tình trạng các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều.
Đối tượng sử dụng số điện thoại giả mạo, sử dụng các cách thức đe dọa, áp lực tâm lý như khống chế, hăm dọa, nói dối về việc có liên quan đến các vụ án đang điều tra để tạo áp lực và đánh vào sợ hãi của nạn nhân. Sau đó, đối tượng yêu cầu người dân chuyển tiền vào một tài khoản cụ thể hoặc cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, mã số bảo mật và các thông tin nhạy cảm khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn internet). |
Chia sẻ tại cuộc họp báo tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho hay, việc xử lý tin nhắn, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo là vấn đề nhức nhối cần phải giải quyết.
Đối với các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo, kẻ xấu chủ yếu mạo danh các cơ quan công quyền như công an, cảnh sát giao thông, viện kiểm sát, ngân hàng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao đổi với các đơn vị có liên quan để tiến hành thí điểm định danh cuộc gọi của các đơn vị này.
Các nhà mạng đã xây dựng xong giải pháp kỹ thuật và trong tháng 9, 10 sẽ triển khai đến các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành, địa phương có liên hệ với người dân.
“Các cơ quan nhà nước khi gọi đến công dân đều phải có định danh, cuộc gọi phải hiện tên đích danh cơ quan. Khi đó, bất cứ số máy lạ, không hiển thị brandname gọi đến xưng danh đại diện cơ quan công quyền đều là lừa đảo”, Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ.
Các tin nhắn, cuộc gọi rác chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo. Hoạt động này đã được quy định rõ trong Nghị định 91/2020.
Theo Nghị định này, doanh nghiệp gửi tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi quảng cáo đều sẽ phải có brandname (tên định danh). Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường thanh tra, nếu cuộc gọi quảng cáo không đăng ký brandname sẽ bị xử phạt hành chính.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ làm việc với các ngân hàng để tiến tới việc phải có brandname khi các đơn vị liên hệ với khách hàng. Điều này nhằm giúp người dùng di động yên tâm, tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
Cùng đó, để phòng chống và bảo vệ mình khỏi các hình thức lừa đảo mạo danh các cơ quan nhà nước, Cục An toàn thông tin khuyến cáo khi nhận các cuộc gọi lạ người dân cần bình tĩnh để không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý; cần xác minh thông tin, danh tính của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức. Đặc biệt, người dân cần tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay tiền bạc qua điện thoại, email hoặc các phương tiện truyền thông khác; thông báo ngay cho cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn.
Thời gian vừa qua, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo… |
Tin khác

Liên tiếp bắt quả tang nhóm đối tượng lợi dụng đêm tối hút cát trái phép trên sông Hồng

Hội nhóm “báo chốt” trên mạng xã hội và hành vi vi phạm pháp luật

Cao Bằng: Tạm giữ 2.500 sản phẩm thuốc lá điện tử nhãn hiệu YOOZ ZERO POD

Xử lý 44.554 vụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong 10 tháng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới thông báo sai dữ liệu dân cư
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền trực tuyến

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội thu nộp ngân sách 361 tỉ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính một nhà đầu tư cá nhân

Công ty cổ phần Đầu tư LDG bị phạt 130 triệu đồng

Liên tiếp bắt quả tang nhóm đối tượng lợi dụng đêm tối hút cát trái phép trên sông Hồng

Hội nhóm “báo chốt” trên mạng xã hội và hành vi vi phạm pháp luật

Cao Bằng: Tạm giữ 2.500 sản phẩm thuốc lá điện tử nhãn hiệu YOOZ ZERO POD

Xử lý 44.554 vụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong 10 tháng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới thông báo sai dữ liệu dân cư

Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên dùng vỏ chai bia, dao phóng lợn gây rối trật tự công cộng

Lọt vào "ma trận" của những kẻ lừa đảo, người phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng

Công ty cổ phần Chứng khoán Thủ Đô bị phạt hơn 400 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp

Quận Hai Bà Trưng: Nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm lên tới hàng tỷ đồng
