Những quy tắc thí sinh cần nhớ để tránh ''trượt oan" trong kỳ thi tốt nghiệp

Thời sự 07:48 | 06/07/2022
Những năm qua vẫn có nhiều trường hợp thí sinh dù biết rõ quy chế thi, nhưng lại vô tình vi phạm dẫn đến hậu quả đáng tiếc như bị hủy kết quả bài thi, hoặc đình chỉ thi...
Thí sinh cần lưu ý gì trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2022? Đảm bảo an toàn, đặt quyền lợi của thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lên cao nhất

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đang cận kề, ngày 7/7, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào môn thi đầu tiên. Ngoài việc chuẩn bị tốt các kiến thức, thí sinh còn cần nắm chắc quy chế thi, tránh trường hợp “trượt oan” vì vi phạm những quy tắc trong phòng thi.

Thầy Ngô Văn Nghĩa, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, tại Hà Nội, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, tất cả thí sinh đã được phổ biến quy chế thi một cách kỹ lưỡng, do đó, không có trường hợp thí sinh đi thi mà chưa rõ quy chế. Tuy nhiên trong những mùa thi trước, có nhiều thí sinh dù đã nắm chắc quy chế thi, nhưng vẫn vô tình mắc lỗi dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

nhung quy tac thi sinh can nho de tranh truot oan trong ky thi tot nghiep hinh anh 1

“Một số em vô tình mang theo điện thoại vào phòng thi, thực tâm các em chỉ quên bỏ ra, bố mẹ ở ngoài trường thi lại nóng lòng đợi con thi, nên có trường hợp gần hết giờ thi, phụ huynh gọi điện xem con làm bài thế nào, điện thoại rung chuông lên thì các em đã bị phát hiện là vi phạm quy chế, bị xử lý theo đúng quy định. Nhiều em bị đình chỉ thi hoặc hủy kết quả bài thi vì những lỗi không đáng có”, thầy Nghĩa cho biết.

Thầy Ngô Văn Nghĩa đặc biệt lưu ý, khi đã chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản, khi đi thi, thí sinh nên hạn chế mang theo các tài liệu, vật dụng không được mang vào phòng thi như điện thoại, các thiết bị thu phát… Trước khi vào trường thi, phụ huynh cũng nên giúp con kiểm tra lại lần cuối các vật dụng, giấy tờ cần thiết.

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên môn Sinh học tại Hà Nội cũng cho rằng, nắm rõ quy chế thi là điều rất quan trọng. Trong đó, có 2 vấn đề cần nhớ, thứ nhất là thời gian có mặt tại địa điểm thi, thí sinh đến quá sớm sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải chờ đợi, nhưng nếu đến quá sát giờ sẽ có tâm lý vội vàng, hoang mang. Thứ hai là giấy tờ cá nhân và những gì được phép mang vào phòng thi, thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ và nắm vững để tránh những trường hợp đáng tiếc như quên thẻ dự thi, mang điện thoại vào phòng thi.

Cho rằng, học sinh lớp 12 năm nay đã phải trải qua 3 năm THPT trong dịch bệnh, liên tục phải đổi trạng thái học online và offline với vô vàn khó khăn và nỗ lực không ngừng, song thầy Đinh Đức Hiền cũng khuyên thí sinh cần để “bộ não nghỉ ngơi, lấy lại nguồn năng lượng” khi kỳ thi đang cận kề.

“Thời gian này các em chỉ nên đọc lí thuyết nhẹ nhàng trong SGK. Nhiều khi các em có tâm lý, sợ không học thì sẽ quên, nên cứ học được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, rồi lại học trong sự căng thẳng đến ngày thi, cố nhồi nhét mọi thứ có thể mà không biết bộ não lúc này gần như không thể nạp thêm. Điều này hoàn toàn không tốt, tất cả những gì đã mài giũa cả năm qua thực ra đều ở trong đầu. Các em cần có một điểm rơi phong độ, chạy, nghỉ ngơi và bứt tốc, không thể chạy mãi được. Nên các em hãy cứ yên tâm về những gì đã cố gắng suốt thời gian qua”, thầy Hiền lưu ý.

Nhấn mạnh sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng, thầy Đinh Đức Hiền dặn dò thí sinh nên ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng là liều thuốc vô cùng quan trọng, trong thời gian ôn thi, thí sinh thường ngủ muộn, ngủ ít, thì sát ngày thi, các em nên ngủ sớm hơn, ngủ nhiều hơn, đặc biệt tránh dùng mạng xã hội quá lâu ngay trước khi ngủ, các em thường rất bị cuốn bởi những video trên Facebook, Tiktok, tốn hàng tiếng đồng hồ.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những đồ dùng vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT trong 2 ngày 7/7 và 8/7 bao gồm: Bút viết, bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, thước tính, atlat Địa lý Việt Nam (do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành) không được đánh dấu hoặc viết thêm bất kỳ nội dung, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ và không thể truyền, nhận thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp…

Danh sách một số máy tính Bộ GD-ĐT cho phép mang vào phòng thi, gồm: Casio FX-500 MS, FX-570 MS, FX-570ES Plus, FX-570VN Plus, FZ-570VN Plus, FX-580VN X, FX-880BTG; VinaCal 500MS, 570ES Plus, 570ES Plus II, 570EX Plus, 680EX Plus; Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II, NT-570ES Plus, NT-500MS, NT-570VN Plus, NT-580EX, NT-570NS, NT-690VE X… Ngoài số máy tính trên, các máy tính bỏ túi đáp ứng quy định của quy chế thi cũng được phép mang vào phòng thi.

Thí sinh tuyệt đối không mang những đồ vật sau vào phòng thi: Bút xóa, giấy than, đồ uống có cồn, chất gây cháy nổ, vũ khí, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc có chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài và chấm thi.

Theo quy định, trước ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh có mặt tại phòng thi, kiểm tra thông tin cá nhân. Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ tại điểm thi để xử lý kịp thời. Trường hợp bị mất thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét, xử lý.

Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, nếu đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi, chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề thi.

Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của thí sinh trong buổi thi bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

Thí sinh không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi.

Thí sinh cần lưu ý không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Riêng môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi rời đi.

Thí sinh đã thi xong các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp nhưng chưa được rời khỏi khu vực thi thì di chuyển về phòng chờ. Nếu thí sinh có nhu cầu đặc biệt, hợp lý thì được người quản lý phòng chờ xem xét cho phép ra ngoài phòng chờ. Khi ra ngoài, thí sinh phải tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát khi ở ngoài phòng chờ./.

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nhung-quy-tac-thi-sinh-can-nho-de-tranh-truot-oan-trong-ky-thi-tot-nghiep-post954663.vov

Link gốc: https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nhung-quy-tac-thi-sinh-can-nho-de-tranh-truot-oan-trong-ky-thi-tot-nghiep-post954663.vov

Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Trước chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, việc sáp nhập cấp xã trên phạm vi cả nước đang được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những băn khoăn từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là câu hỏi: Hiệu trưởng và hiệu phó các trường học có bị cắt giảm?
Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Sáng 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thành tích của đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) lần thứ 25. Với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, vượt xa kết quả của năm 2024 và lần đầu tiên lọt nhóm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ có thành tích xuất sắc nhất.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho học sinh.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Xem thêm
Phiên bản di động