Người dân cần trang bị kỹ năng, kiến thức để tránh bị lừa đảo trực tuyến
Án tù cho cặp đôi chiếm đoạt tiền của 8 ngân hàng Hà Tĩnh: Khởi tố đối tượng lừa chạy việc để chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng Công an Đà Nẵng cảnh báo người dân các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản |
Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” |
Tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.
Các hình thức lừa đảo chủ yếu là giả mạo thương hiệu; chiếm đoạt tài khoản; các hình thức kết hợp: Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết; giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên…
Trong thời gian qua, để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Cụ thể: Phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo; phát triển trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam để người dân có thể phản ánh các vấn để gặp phải về an toàn thông tin; cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng, chống lừa đảo; công bố danh sách đen các trang vi phạm, tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua Cổng thông tin của hệ sinh thái tín nhiệm mạng; kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống; triển khai các chiến dịch phòng chống mã độc, làm sạch không gian mạng định kỳ hàng năm trên toàn quốc…
Cùng với các biện pháp được cơ quan chức năng, doanh nghiệp viễn thông triển khai, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức, kỹ năng để không mắc phải bẫy của kẻ gian. Mỗi người phải luôn cẩn trọng, kiểm tra lại khi gặp tình huống khả nghi; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân khi gặp phải số điện thoại lạ hoặc người lạ gọi đến…