Hành vi không nhường đường cho xe cứu thương sẽ bị xử lý như thế nào?
Mượn xe máy tham gia giao thông có bị xử phạt không? Xử phạt ô tô đi vào làn khẩn cấp đã có tác dụng tích cực |
Dư luận xã hội cho rằng, trong khi các y, bác sĩ và người nhà của bệnh nhân đang tranh thủ từng giây, từng phút để giành giật sự sống cho người bệnh, thì hành vi không chịu nhường đường cho xe cứu thương, không chỉ thể hiện sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông mà còn cho thấy sự vô cảm.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) thông tin, quyền ưu tiên của xe cứu thương được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất cứ hướng nào. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Theo Luật sư Phạm Hải Long, căn cứ Điều 3, Điều 8, Điều 15 Nghị định 109/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BCA-BCT ngày 08/3/2012 của Bộ Công an và Bộ Công Thương quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thì xe cứu thương được hưởng quyền ưu tiên khi đảm bảo các yêu cầu sau: Đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu (đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu), phải được lắp đặt và có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (còi, đèn ưu tiên) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với hành vi không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ: Căn cứ quy định tại điểm h Khoản 5 Điều 5; điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Do đó, để xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện phải xác định được các yếu tố sau: Xe cứu thương có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (xe cứu thương hoạt động hợp pháp), đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu, đang sử dụng tín hiệu ưu tiên (còi, đèn ưu tiên) và chứng minh được hành vi cố ý không nhường đường của người điều khiển phương tiện xe ô tô tải.
Đáng chú ý, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này phải căn cứ vào nhiều tình tiết, yếu tố và phải là hành vi cố ý, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo kết quả điều tra xác minh của cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát.
Tin khác

Liên tiếp phát hiện nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

Các nền tảng trực tuyến chung tay xóa bỏ ngôn từ kích động thù địch

Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán
Có thể bạn quan tâm

Phá đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Bình Dương: Khởi tố 4 đối tượng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân

Liên tiếp phát hiện nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

Các nền tảng trực tuyến chung tay xóa bỏ ngôn từ kích động thù địch

Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán

Liên hoan tất niên, nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung"

Cách kiểm tra số CCCD, số căn cước có bị lộ, bị lợi dụng để vay tiền, lừa đảo

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh lừa đảo người đi xuất khẩu lao động

Chiêu trò giả danh shipper gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi hơn

Công ty VNTel bị phạt 70 triệu đồng và đình chỉ dịch vụ vì quấy rối qua cuộc gọi rác
