Gặp mặt, biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi quận Bắc Từ Liêm

Chính sách 08:06 | 11/10/2023
(LĐ&PL) Sáng 10/10, Sở Y tế Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10).
Quận Hai Bà Trưng: Biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan học giỏi Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tại hội nghị, 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi tại quận Bắc Từ Liêm đã được biểu dương, kịp thời động viên khích lệ các trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số trên địa bàn quận.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Qua đó, công tác dân số đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ góp phần cho sự nghiệp đô thị hóa, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đời sống người dân từng bước được nâng cao. Mức sinh thay thế của bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ đạt mức trung bình 2,05 con/bà mẹ được duy trì ổn định. Tốc độ gia tăng dân số đã chậm lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên được kiềm chế từ 3,71% (năm 2014) xuống 3,51% (năm 2022).

Gặp mặt, biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi quận Bắc Từ Liêm
Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội Nguyễn Minh Xuân phát biểu tại Hội Nghị.

Tỷ số giới tính khi sinh trong 10 năm trở lại đây đã giảm từ 115 bé trai/100 bé gái (vào năm 2011) xuống 112 bé trai/100 bé gái (vào tháng 9/2023).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội Nguyễn Minh Xuân cho biết, Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số và phát triển. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác DS - KHHGĐ chuyển hướng sang Dân số và phát triển.

KHHGĐ không những góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, đồng thời giảm số ca tử vong mẹ và tử vong trẻ em.

Kết quả, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội đã giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019. 9 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh là 112 trẻ trai/100 trẻ gái.

Gặp mặt, biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi quận Bắc Từ Liêm
Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội Nguyễn Minh Xuân lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi.

Bà Nguyễn Minh Xuân nhấn mạnh, mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.

Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.

Để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, các đơn vị, địa phương cần đầu tư chăm sóc, giáo dục, yêu thương chia sẻ, giúp đỡ trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn.

Thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình tại các địa bàn trên toàn Thành phố. Nhiều hoạt động nhằm nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái được triển khai như: Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên...

Hàng năm, Thành phố tổ chức hàng trăm buổi truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản cho các đối tượng là trẻ em gái vị thành niên, thanh niên, tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên. Thành phố truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông...

Gặp mặt, biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi quận Bắc Từ Liêm
Tiểu phẩm được biểu diễn tại Hội nghị.

Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay, Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thạch Thất...

Ngoài ra, các đơn vị tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 tại các trường học, truyền thông bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, nhân bản, cấp phát tờ rơi sách mỏng tuyên truyền về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh…

Mặc dù vậy, công tác dân số ở Thủ đô vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều.

"Do đó, mục tiêu yêu cầu đặt ra là Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng này, đồng thời các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục và có các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái", Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội lưu ý.

Trần Vũ
Link gốc:

Tin khác

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

(LĐ&PL) Tại họp báo thường kỳ quý 1, Ngân hàng Nhà nước cho biết công tác điều hành tín dụng được Thủ tướng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai thành 10 giải pháp, với cường độ cao hơn, tích cực hơn.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước cho biết công tác điều hành tín dụng được Thủ tướng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng, được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong đó, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất hưởng trợ cấp hằng tháng.
Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024 là đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai hiện hành.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

(LĐ&PL) Tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít.
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

(LĐ&PL) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị quy định trong dự thảo Luật giao cho Chính phủ có lộ trình cụ thể, năm 2026 áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ như lái xe Grab, shiper...
Xem thêm
Phiên bản di động