Đo thân nhiệt tại cửa khẩu để phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe 18:48 | 22/08/2022
Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.
WHO: Chưa cần thiết tiêm vaccine đại trà phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ Xuất hiện những ca tử vong vì đậu mùa khỉ đầu tiên ngoài châu Phi

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu - hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Từ tháng 5/ 2022 đến nay dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó. Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp bệnh.

Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 15/8/2022, đã ghi nhận trên 35 nghìn ca mắc tại 92 quốc gia, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Hiện, một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 22/8, Bộ Y tế đã ban hành quyết định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Giám sát ca bệnh tại cửa khẩu bằng đo thân nhiệt

Theo đó, tại hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ việc giám sát ca bệnh tại cửa khẩu thông qua đo thân nhiệt, giám sát kiểm dịch viên y tế hoặc nhận thông tin từ người nhập cảnh chủ động khai báo.

Trường hợp phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần chuyển nơi cách ly tạm thời để khai thác yếu tố dịch tễ và khám sơ bộ. Căn cứ theo kết quả khai báo, khai thác dịch tễ để chuyển hành khách về cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị hoặc đề nghị hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày từ ngày nhập cảnh.

Người nhập cảnh từ quốc gia, khu vực có dịch lưu hành cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất.

Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức giám sát, tăng cường giám sát dựa vào sự kiện trong cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ. Đặc biệt chú ý giám sát tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu và các cơ sở khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục, chú trọng giám sát trên đối tượng nguy cơ cao gồm người đồng giới và người có suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Đến ngày 21/8, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp nghi ngờ là người có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai.

Và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu; Sốt (>38,5°C); Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết); Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể; Mệt mỏi. Và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau: Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Về các biện pháp phòng bệnh, Bộ Y tế cho biết: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục…

Người đến các quốc gia vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh (khu vực Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ.

Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng, chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tới thời điểm ngày 18/7, WHO không khuyến cáo tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vaccine được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Đậu mùa khỉ lây truyền thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.

Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh theo thống kê trước đây dao động từ 0-11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm virus đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Theo baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/y-te/do-than-nhiet-tai-cua-khau-de-phat-hien-som-benh-dau-mua-khi-20220822160453042.htm

Link gốc: https://baotintuc.vn/y-te/do-than-nhiet-tai-cua-khau-de-phat-hien-som-benh-dau-mua-khi-20220822160453042.htm

Tin khác

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Dân số và phát triển 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và hưởng ứng kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7/2024.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Lần đầu tiên, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy, ghép tạng thành công từ người chết não, từ đó thắp lên hy vọng cho những cuộc đời mới.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

“Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Những người giữ an toàn bãi biển

Những người giữ an toàn bãi biển

Những năm qua, phố biển Cửa Lò luôn khẳng định thương hiệu: An toàn, thân thiện, mến khách. An toàn được đặt lên đầu tiên và trong nỗ lực khẳng định thương hiệu đó có sự góp sức quan trọng của lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển, đó là lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

(LĐ&PL) Hưởng ứng “Ngày hội Điền kinh trẻ em”, trong các ngày 15-16/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phối hợp với Trường Phổ thông Liên cấp song ngữ Quốc tế Wellspring và các đối tác đồng tổ chức chương trình tập huấn theo chuẩn quốc tế.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động