Đánh giá kỹ tính hiệu quả và lợi ích khi cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Chính sách 20:17 | 25/08/2022
(LĐ&PL) Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (tính đến ngày 16/7/2022, có khoảng 19 triệu người); người từ đủ 14 tuổi trở lên phải bắt buộc thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, còn người dưới 14 tuổi thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu
Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế cho Sổ hộ khẩu giấy bị thu hồi Hơn 7.300 cơ sở y tế đã thực hiện khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ Căn cước công dân

Bộ Tư pháp vừa họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân

Tại cuộc họp, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua, sau 8 năm triển khai đã mang lại nhiều kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Tuy vậy, Luật không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân cũng như không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam là người không quốc tịch nhưng đang sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngành Công an đang triển khai làm thẻ căn cước công dân, với nhiều thông tin sẽ được tích hợp vào căn cước, vì vậy Luật cần có quy định bổ sung để bảo đảm việc sử dụng, thay thế từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân và tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ chuyển đổi số quốc gia...

Đánh giá kỹ tính hiệu quả và lợi ích khi cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định. (Ảnh: A.N)

Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ... việc sửa đổi Luật Căn cước công dân cũng nhằm tạo điều kiện cho công dân từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đề nghị làm rõ tiêu chí để tích hợp thông tin vào Căn cước công dân, thông tin nào bắt buộc, thông tin nào công dân tự nguyện tích hợp. Nếu cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, cần có các thông tin về sinh trắc học, trong khi đó, trẻ dưới 14 tuổi còn thay đổi nhiều về mọi mặt, đồng thời cũng phát sinh thủ tục cho cha mẹ, người giám hộ theo quy định của pháp luật khi chưa đủ 14 tuổi...

Cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi?

Ông Phạm Ngọc Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quốc phòng an ninh, Văn phòng Quốc hội cho rằng cần cân nhắc thẻ Căn cước công dân chỉ chứa các thông tin cơ bản để phục vụ cho giao dịch hàng ngày, còn cốt lõi vấn đề là số định danh của công dân và mã để truy cập vào Cơ sở dữ liệu để khai thác thông tin.

Còn theo đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, với trẻ em dưới 14 tuổi, khi làm đăng ký khai sinh chỉ cần cấp số định danh và chỉ cần quản lý thông qua số định danh cá nhân là đã có thể hưởng toàn bộ tiện ích liên quan đến số định danh cá nhân. Khi trẻ trên 14 tuổi đảm bảo các thông tin liên quan đến sinh trắc học, đảm bảo tính ổn định về mọi mặt của trẻ thì mới làm Căn cước công dân. Do vậy cần phải đánh giá rất kỹ tính hiệu quả và lợi ích khi cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi.

Đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm một số thông tin sinh trắc học như mống mắt, ADN, giọng nói; thông tin về người gốc Việt Nam; tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam… cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý.

Về giọng nói, đại diện Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và Công nghệ đều cho rằng mỗi vùng miền đều có phương ngữ riêng, giọng nói của một người có nhiều thay đổi theo thời gian, tuổi tác, thậm chí một người có thể nói được nhiều giọng khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể nhận diện giọng nói của cùng một người?

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung và nêu rõ trong Tờ trình về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý. Hiện nay, rất nhiều khó khăn, vướng mắc là do việc tổ chức thi hành pháp luật. Do đó, cần phải làm rõ cơ sở pháp lý dẫn đến việc cần phải sửa đổi Luật Căn cước công dân hiện hành.

Theo Thứ trưởng, dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi lần này mới chỉ tập trung sửa đổi nội dung liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chứ chưa sửa đổi tổng thể về Luật Căn cước công dân, nên cũng cần cân nhắc về tên gọi và phạm vi điều chỉnh.

Đánh giá kỹ tính hiệu quả và lợi ích khi cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
Cơ quan Công an làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân cho người dân. (ảnh: VGP)

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cũng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách nêu trong Tờ trình, cũng như cần phải xử lý về những vấn đề trùng lặp ở văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với dự thảo Luật, rà soát kỹ lưỡng, toàn diện các quy định để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật.

Đã cấp được hơn 67 triệu thẻ Căn cước công dân

Tờ trình của Bộ Công an cũng cho biết, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề...

Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển ở nước ta.

Tính đến ngày 16/7/2022, Bộ Công an đã tiến hành cấp hơn 98 triệu số định danh cá nhân cho công dân trên toàn quốc, cấp được hơn 67 triệu thẻ Căn cước công dân có gắn chíp (bao gồm cả trường hợp cấp lần đầu và cấp đổi, cấp lại) cho khoảng 65 triệu công dân.

Trong Tờ trình, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (tính đến ngày 16/7/2022, có khoảng 19 triệu người); người từ đủ 14 tuổi trở lên phải bắt buộc thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, còn người dưới 14 tuổi thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu (không bắt buộc).

Phương Thảo
Link gốc:

Tin khác

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành hai văn bản (số 5312 và 5313/NHNN-CSTT, ngày 24/6/2025), thông báo chính sách lãi suất vay ưu đãi dành cho hai nhóm đối tượng: người trẻ dưới 35 tuổi và khách hàng tham gia các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cải tạo. Các ưu đãi này được áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2025.
Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Từ hôm nay (1/7/2025), Bộ Tài chính chính thức áp dụng chính sách giảm một loạt khoản phí và lệ phí với mức giảm từ 10% đến 50%, nhằm hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chính sách này sẽ kéo dài đến hết năm 2026, theo Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được ban hành.
Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Theo Nghị định số 171/2025 vừa được Chính phủ ban hành, công chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí cơ quan nếu tự ý bỏ học, nghỉ việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc, sẽ phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo. Quy định này nhằm siết chặt trách nhiệm của công chức đối với khoản đầu tư công phục vụ đào tạo nguồn nhân lực.
Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Trước hàng loạt vụ việc gây bức xúc dư luận như quảng cáo sai sự thật kẹo rau củ Kera, sữa bột giả, hay thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, Bộ Y tế mới đây đã công bố dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Dự thảo này hướng tới kiểm soát thực phẩm chức năng và thực phẩm đặc biệt theo hướng tương tự một số nước phát triển như các quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành hai văn bản (số 5312 và 5313/NHNN-CSTT, ngày 24/6/2025), thông báo chính sách lãi suất vay ưu đãi dành cho hai nhóm đối tượng: người trẻ dưới 35 tuổi và khách hàng tham gia các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cải tạo. Các ưu đãi này được áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2025.
Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Từ hôm nay (1/7/2025), Bộ Tài chính chính thức áp dụng chính sách giảm một loạt khoản phí và lệ phí với mức giảm từ 10% đến 50%, nhằm hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chính sách này sẽ kéo dài đến hết năm 2026, theo Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được ban hành.
Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.
Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Ngày 26/6, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký và sẽ áp dụng từ năm học 2025-2026.
Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại đang mở ra thời kỳ bứt phá cho khu vực tư nhân ở Việt Nam. Từ tư tưởng “Đổi mới - chủ động - sáng tạo”, tiếp cận công nghệ và mở rộng thị trường toàn cầu, đến cải cách hành chính cùng cắt giảm bộ máy, tất cả tạo nên một cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân “dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”.
Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định mới về quyền lợi tiền lương của cán bộ, công chức chưa nghỉ hết ngày phép năm. Luật gồm 7 chương, 45 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động