Đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Thời sự 21:00 | 27/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 27/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Vấn đề hình phạt với tội làm hàng giả, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐBQH Đắk Lắk) đề cập đến Tội buôn bán sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tại điểm đ khoản 4 đã quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tù chung thân không xem xét giảm án khi chết 2 người trở lên.

Đại biểu đánh giá mức phạt này chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội, chưa thể hiện sự răn đe đối với các loại tội phạm này trên thực tế. Thực tế thời gian qua có một số vụ việc đối tượng phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh đã gây ra rất nhiều vấn đề, để lại cho xã hội nhiều hậu quả nặng nề.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐBQH Đắk Lắk) . Ảnh: Quốc hội

Tội phạm này làm ảnh hưởng thiệt hại nặng nề về vật chất, tài sản, đặc biệt xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần phải có quy định mang tính chất răn đe.

“Phải kiên quyết đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. Việc áp dụng khung hình phạt như vậy là chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội. Nếu chúng ta khoan nhượng với tội danh này vô hình chung sẽ tiếp tay giết người hàng loạt trong tương lai sau này, tác động đến cộng đồng”, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt nêu rõ.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ băn khoăn khi giảm không còn tử hình với 4 tội danh: tham ô, nhận hối lộ, vận chuyển ma túy trái phép, sản xuất kinh doanh thuốc giả.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cho rằng, những tội ác này gây hậu quả nghiêm trọng nhìn thấy rõ, không cần phân tích thêm. Hiện tình hình đang ngày càng khó khăn hơn, thử thách ngày càng lớn, lực lượng chấp pháp, cơ quan hành pháp đang phải hết sức vất vả để kìm hãm những tội phạm này.

Đại biểu nêu vấn đề tại sao lại giảm án? Vì nếu chúng ta nhân văn với tội phạm thì thân nhân của những nạn nhân, những người đã chết vì các tội lỗi này họ sẽ cảm thấy như thế nào?.

Nữ đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vẫn cần giữ chặng cuối cùng, chặng cao nhất với các trường hợp vi phạm cực kỳ nghiêm trọng là tử hình. Điều này cũng để Nhân dân thấy Quốc hội xây dựng luật vì Nhân dân, vì xã hội, vì môi trường an toàn cho người dân.

Ngoài 4 tội danh này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề nghị phải đưa thêm khung hình phạt cao nhất là tử hình chứ không phải chung thân với tội kinh doanh, sản xuất thực phẩm giả - đặc biệt là sữa và thực phẩm chức vì ảnh hưởng đến người yếu thế trong xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và niềm tin của toàn dân.

Nữ đại biểu cũng cho rằng, việc thiết kế luật cần tính toán sao cho phù hợp, tránh tình trạng xuê xoa với tội phạm. "Án tử hình không phải giải pháp duy nhất, hay khi răn đe như vậy họ sẽ sợ không làm, nhưng ít nhất cũng góp phần lập lại trật tự và thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, luôn quyết liệt chống lại các loại tội ác này", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Quốc hội

Cùng quan tâm đến hình phạt với các hành vi làm hàng giả, nhất là thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng, cần xem xét xử lý trách nhiệm của cả các bệnh viện khi để thực phẩm chức năng giả lọt vào.

Dẫn chứng Bộ Công an vừa triệt phá vụ hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả với lợi nhuận thu được rất lớn, đại biểu nhấn mạnh cần tăng nặng hình phạt với các hành vi này. Đồng thời, phải chặn khe hở pháp lý trong việc này, trong đó có trách nhiệm của các bệnh viện khi để thực phẩm chức năng giả, thuốc giả lọt vào bệnh viện.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) nhất trí cao việc dự thảo Luật đã tăng nặng hình phạt tiền đối với các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh... tại các Điều 192, 193, 194, 195 và 317 Bộ luật Hình sự.

Đại biểu nêu rõ, theo thống kê công tác giám định hàng giả thời gian gần đây cho thấy, năm 2022 gồm 144 vụ, năm 2023 gồm 111 vụ, năm 2024 gồm 164 vụ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Đại biểu Nguyễn Tiến Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Quốc hội

Trong đó, hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm chiếm khoảng 34%; hàng giả là thuốc giả, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh chiếm khoảng 20%; hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi chiếm khoảng 25%; các loại hàng giả khác như hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng chiếm khoảng 21%.

Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2025, số lượng giám định hàng giả tăng đột biến với 85 vụ, có những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng với số lượng cực lớn.

Qua công tác giám định cho thấy, có sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này; trước đây chủ yếu là làm giả về nhãn mác, thương hiệu nhưng hiện nay có cả làm giả về chất lượng sản phẩm, như không bảo đảm thành phần, hàm lượng các hoạt chất được công bố, không công khai thành phần gây hại, dị ứng, chất bị cấm.

“Lợi dụng sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về việc phải công bố chất lượng, tiêu chuẩn cơ sở, thông tin trên nhãn mác, bao bì sản phẩm, không yêu cầu chứng minh công dụng sản phẩm, nên các đối tượng đã cố tình đăng ký nhiều sản phẩm khác nhau về công dụng, đối tượng sử dụng, nhưng thành phần nguyên liệu không thay đổi. “Đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này”, đại biểu Nguyễn Tiến Nam chỉ rõ.

Do tính chất phức tạp, nguy hiểm và hậu quả của loại tội phạm này đối với xã hội là không thể đo đếm được, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị nâng mức phạt tiền lên cao hơn có thể là 3-4 lần so với mức tăng 2 lần như dự thảo Luật đối với các loại tội phạm về hàng giả tại các Điều 192, 193, 194, 195 và 317 Bộ luật Hình sự.

Theo Phương Thảo/laodongthudo.vn

Link gốc: https://laodongthudo.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-khong-bo-an-tu-hinh-voi-toi-san-xuat-thuoc-gia-thuc-pham-chuc-nang-gia-190973.html

Tin khác

Chủ động ứng phó mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực phía Bắc

Chủ động ứng phó mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực phía Bắc

Ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành công điện khẩn gửi Giám đốc Sở GD&ĐT 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và cơ sở vật chất trường học.
Vinh danh 51 “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2025: Lan tỏa khát vọng vươn lên

Vinh danh 51 “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2025: Lan tỏa khát vọng vươn lên

Tối 26/5 tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XV - năm 2025, nhằm tôn vinh 51 gương mặt tiêu biểu có thành tích nổi bật trong lao động, sản xuất và sáng tạo kỹ thuật trên khắp cả nước.
Đề xuất điểm mới trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Đề xuất điểm mới trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Sáng 24/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày tờ trình về dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5/2025.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 27/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Vấn đề hình phạt với tội làm hàng giả, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Chủ động ứng phó mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực phía Bắc

Chủ động ứng phó mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực phía Bắc

Ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành công điện khẩn gửi Giám đốc Sở GD&ĐT 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và cơ sở vật chất trường học.
Vinh danh 51 “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2025: Lan tỏa khát vọng vươn lên

Vinh danh 51 “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2025: Lan tỏa khát vọng vươn lên

Tối 26/5 tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XV - năm 2025, nhằm tôn vinh 51 gương mặt tiêu biểu có thành tích nổi bật trong lao động, sản xuất và sáng tạo kỹ thuật trên khắp cả nước.
Đề xuất điểm mới trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Đề xuất điểm mới trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Sáng 24/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày tờ trình về dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Hà Nội không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm không tổ chức tuyến phố đi bộ ngày 25/5/2025.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 679 học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên trên địa bàn Thành phố trong năm học 2025 - 2026.
Hà Nội: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè 2025

Hà Nội: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè 2025

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2025, trong đó nhấn mạnh yêu cầu các nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, với nhiều mức xử phạt cao hơn và nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm.
Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/6/2025, với sự tham gia của gần 104.000 thí sinh. Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chỉ những thí sinh làm đủ ba bài thi gồm ngữ văn, toán và ngoại ngữ mới đủ điều kiện xét tuyển vào các trường công lập.
Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 21/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời ấn định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Sáng 19/5, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà thầu cần nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng.
Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc triển khai, thực hiện mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động