Cựu Giám đốc chi nhánh BIDV thừa nhận sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ

Pháp luật 18:19 | 14/03/2023
(LĐ&PL) Ngày 14/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở lại phiên xử 7 bị cáo là cựu cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) các chi nhánh Thành Đô và Tây Nam Quảng Ninh trong vụ "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" tại dự án Việt Hòa - Kenmark.
Giải ngân không đúng quy định, 7 cán bộ ngân hàng bị truy tố Xét xử cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hàng loạt ô tô Khởi tố đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ ngân hàng

Theo đó, 5 bị cáo trong 7 bị cáo trong vụ án này thuộc BIDV chi nhánh Thành Đô, gồm: Đỗ Quốc Hùng (cựu Giám đốc), Lưu Thị Bích Thủy (cựu Phó Giám đốc), Phạm Anh Tài (cựu Trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (cựu Phó phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (cựu Trưởng phòng thẩm định). 2 bị cáo còn lại thuộc BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh là: Lê Vũ Thanh (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) và Đỗ Xuân Khoan (cựu Phó phòng tín dụng).

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cáo buộc ông Đỗ Quốc Hùng cùng thuộc cấp đã vi phạm quy định về cho vay khi thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark. Dự án này do Công ty Kenmark (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thực hiện trên khu đất hơn 46 ha tại tỉnh Hải Dương với tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng.

Cựu Giám đốc chi nhánh BIDV thừa nhận sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ
Các bị cáo tại tòa.

Để có tiền thực hiện dự án, ngày 4/2/2008, Công ty Kenmark do ông Hwang Jonathan Chen Yu (quốc tịch Mỹ) ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67,6 triệu USD của các chi nhánh thuộc 3 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đầu tháng 11/2007, khi Kenmark đề nghị vay 69,3 triệu USD, ông Đỗ Quốc Hùng đã mời các chi nhánh SHB Quảng Ninh, Habubank Bắc Ninh, BIDV Quảng Ninh và Đông Anh đồng tài trợ cho vay để Kenmark làm dự án.

Đến đầu tháng 12/2007, tổ thẩm định chung gồm 13 thành viên là đại diện của các chi nhánh nhà băng được thành lập. Trong đó, BIDV chi nhánh Thành Đô có 5 thành viên, gồm các cựu lãnh đạo chi nhánh, phòng tín dụng và thẩm định. Mỗi chi nhánh còn lại cử 2 thành viên tham gia tổ này.

Viện Kiểm sát xác định hồ sơ thẩm định cho vay, hồ sơ pháp lý dự án không đầy đủ, tài liệu đảm bảo yêu cầu đối với dự án cũng không đạt. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước cảnh báo Công ty Cheermaster (chủ sở hữu Công ty Kenmark) có chỉ số rủi ro cao, không tồn tại văn phòng hoạt động. Ngoài ra, Công ty Kenmark chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng không đủ tài liệu, hồ sơ để vay vốn theo quy định của Luật Xây dựng, thiếu năng lực về tài chính.

Tuy nhiên, ngày 11/12/2007, tổ thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark vẫn có báo cáo đánh giá Công ty Kenmark đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất cho đối tác vay tối đa hơn 67,6 triệu USD.

Tháng 1/2008, BIDV các chi nhánh Thành Đô, Tây Nam Quảng Ninh và Đông Anh chấp thuận phê duyệt cho Công ty Kenmark vay tối đa 68 triệu USD. Cùng thời gian này, SHB cũng đồng ý cho doanh nghiệp này vay hơn 18 triệu USD, còn phía HBB cho vay 10 triệu USD.

Đến ngày 4/2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Giám đốc SHB Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng và Giám đốc HBB Bắc Ninh Hoàng Thu Huyền ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67,6 triệu USD với thời hạn vay 72 tháng.

Sau những thỏa thuận trên, từ ngày 25/2/2008 - 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho phía Kenmark hơn 52,8 triệu USD và gần 58 tỷ đồng.

Ngày 26/6/2010, Công ty Kenmark thông báo tạm dừng hoạt động, còn người đại diện pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam. Sau đó, các ngân hàng thu giữ toàn bộ tài sản đảm bảo của công ty này, tổ chức bán đấu giá và thu được gần 757 tỷ đồng (tương đương hơn 32 triệu USD).

Đối trừ số tiền cho Công ty Kenmark vay đến ngày khởi tố vụ án, dư nợ không có khả năng thu hồi tại SHB, HBB và BIDV là hơn 15,5 triệu USD (tương đương hơn 360 tỷ đồng).

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định việc các nhà băng giải ngân là không đúng với yêu cầu về hình thức giải ngân theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2008, Công ty Kenmark không đủ điều kiện để được vay vốn, không đảm bảo việc thu hồi vốn vay. Đến nay, số dư nợ không thu hồi được tại BIDV là hơn 181 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Quốc Hùng thừa nhận một số nội dung trong cáo trạng. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng khi xem xét chủ đầu tư đã thống nhất phải đánh giá đầy đủ năng lực tài chính của Kenmark. Khi đó đây là đơn vị có uy tín và doanh nghiệp hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, Kenmark thực tế lúc đó làm ăn tốt, chỉ số năng lực tài chính cao, doanh thu hơn 100 triệu USD một năm.

Bên cạnh đó, hồ sơ dự án có phê duyệt quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, có quyết định chấp thuận cho mở khu công nghiệp và hệ thống nhà xưởng được xây ngay sát quốc lộ 5. Nhà xưởng này rất to, bị cáo nghĩ họ đã được cấp giấy phép xây dựng.

Trước khi cho Công ty Kenmark vay tiền, bị cáo đã báo cáo Hội sở để xin phép chủ trương và được chấp thuận. Sau đó, bị cáo Hùng tổ chức họp với các ngân hàng SHB Quảng Ninh, BIDV Đông Anh và Tây Nam Quảng Ninh, HHB Bắc Ninh, để lập tổ thẩm định thực hiện việc cho vay.

Về nội dung cáo trạng nêu các ngân hàng xem xét cho Kenmart vay vốn doanh nghiệp không đủ điều kiện cho vay, bị cáo Hùng cho rằng thời điểm khi xem báo cáo thẩm định, bị cáo không biết có những nội dung này. Đến khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo mới nắm bắt.

"Trong quá trình thẩm định, bị cáo đã lưu ý các chi nhánh phải đánh giá kỹ hồ sơ của bên cần vay. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, các ngân hàng và chi nhánh mới ký giải ngân cho Kenmark tổng số tiền như cáo trạng nêu",bị cáo này khai và cho rằng bản thân bị cáo và các cán bộ chi nhánh Thành Đô đã thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính.

Cuối phần trả lời, ông Hùng thừa nhận có một phần lỗi, bởi đây là dự án lớn, quá trình quản lý khách hàng, giải ngân, thẩm định chủ đầu tư, ông có vài sơ suất. "Bị cáo cùng đồng nghiệp cũng chỉ vì mục tiêu chung phát triển khách hàng. Do năng lực và kinh nghiệm hạn chế, quá trình thực hiện vẫn còn sơ suất. Bị cáo cũng có một phần lỗi dù đó là điều không mong muốn xảy ra", bị cáo Hùng trình bày.

Còn bị cáo Lưu Thị Bích Thủy, nguyên Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Thành Đô khai nhận, quá trình thẩm định chung cho Công ty Kenmark vay tiền, bị cáo đã đánh giá dự án khả thi và có tài sản đảm bảo. Cạnh đó, tổ thẩm định chung cũng đánh giá tại thời điểm đó, dự án của Kenmark được xem như dự án trọng điểm quốc gia, Chính phủ và địa phương đều quan tâm.

Bị cáo Thủy thừa nhận tại thời điểm giải ngân cho doanh nghiệp, bị cáo nhớ có “thiếu sót” song vụ việc đã quá lâu, đến bây giờ điều tra có thể bị cáo không nhớ chi tiết để khai. Bị cáo này cũng cho rằng bản thân chưa có kinh nghiệm và chưa đánh giá đúng các yếu tố thẩm định cho Công ty Kenmark vay, khi làm việc với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát bị cáo mới hiểu hết vấn đề.

Mộc Thanh
Link gốc:

Tin khác

Cảnh giác chiêu lừa đảo mới

Cảnh giác chiêu lừa đảo mới

Ngày 27-3, Công an thành phố Hà Nội thông báo tới các phụ huynh, học sinh, các thầy cô và người dân về hiện tượng, mới đây trên địa bàn Hà Nội lại xuất hiện “chiêu” lừa đảo mới: Gọi điện thông báo cho phụ huynh việc con em mình “nợ tiền hàng”. Vì nợ tiền mua hàng, học sinh phải để lại thẻ, do đó, đối tượng yêu cầu phụ huynh gửi tiền vào số tiền khoản mà đối tượng cung cấp để thanh toán nợ cho con em mình.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt doanh nghiệp bán chui cổ phiếu quỹ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt doanh nghiệp bán chui cổ phiếu quỹ

(LĐ&PL) Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa công bố 3 quyết định xử phạt doanh nghiệp vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Các lỗi bị xử phạt là “bán chui” cổ phiếu quỹ, không công bố thông tin tiền lương lãnh đạo.
Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay

Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay

Bộ Công an khuyến cáo khi di chuyển tại sân bay, bến tàu, bến xe, nơi công cộng, người dân cần cảnh giác với những hành vi lạ, bất thường; không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý.
Quận Tây Hồ: Tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở giáo dục

Quận Tây Hồ: Tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở giáo dục

(LĐ&PL) Cơ sở giáo dục là một trong số những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và ở mức độ nghiêm trọng. Đây là khu vực tập trung đông người và nhiều khu vực tập trung trang thiết bị dễ cháy như: Bếp ăn, nhà để xe, thiết bị phục vụ học tập (tivi, máy chiếu, máy vi tính…). Do đó, công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm.
Công an khẳng định tin đồn "bắt cóc trẻ em" ở quận Hoàng Mai là bịa đặt

Công an khẳng định tin đồn "bắt cóc trẻ em" ở quận Hoàng Mai là bịa đặt

(LĐ&PL) Để làm rõ thông tin thất thiệt, đang gây hoang mang dư luận, Công an quận Hoàng Mai đã làm việc với các bên liên quan. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Định xác nhận: "Nhà trường không phát đi bất kỳ thông tin, thông báo nào liên quan đến việc có hiện tượng bắt cóc trẻ em như một số hình ảnh lan truyền trên mạng".

Có thể bạn quan tâm

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online

Khởi tố vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại xã Đông Hội.
Cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ sắp hầu Tòa phúc thẩm

Cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ sắp hầu Tòa phúc thẩm

(LĐ&PL) Bị Tòa sơ thẩm tuyên án 7,5 năm tù vì nhận hối lộ hơn 100 triệu để thả người trái quy định, cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê đã có đơn kháng cáo kêu oan.
Cảnh giác chiêu lừa đảo mới

Cảnh giác chiêu lừa đảo mới

Công an thành phố thông báo tới các phụ huynh, học sinh, các thầy cô và người dân về hiện tượng, mới đây trên địa bàn Hà Nội lại xuất hiện “chiêu” lừa đảo mới.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt doanh nghiệp bán chui cổ phiếu quỹ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt doanh nghiệp bán chui cổ phiếu quỹ

(LĐ&PL) Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa công bố 3 quyết định xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Các lỗi bị xử phạt là “bán chui” cổ phiếu quỹ, không công bố thông tin tiền lương lãnh đạo.
Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay

Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay

Khi di chuyển tại nơi công cộng, người dân cần cảnh giác với những hành vi lạ, bất thường; không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý.
Quận Tây Hồ: Tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở giáo dục

Quận Tây Hồ: Tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở giáo dục

(LĐ&PL) Công an quận Tây Hồ tiến hành kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại trường Mầm non Quốc tế Tây Hồ
Công an khẳng định tin đồn "bắt cóc trẻ em" ở quận Hoàng Mai là bịa đặt

Công an khẳng định tin đồn "bắt cóc trẻ em" ở quận Hoàng Mai là bịa đặt

(LĐ&PL) Trường Tiểu học Tân Định xác nhận: "Nhà trường không phát đi bất kỳ thông tin, thông báo nào liên quan đến việc có hiện tượng bắt cóc trẻ em như một số hình ảnh lan truyền trên mạng"
Công bố thông tin không đúng thời hạn, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế dầu khí bị xử phạt

Công bố thông tin không đúng thời hạn, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế dầu khí bị xử phạt

(LĐ&PL) Thanh tra UBCKNN đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng Công ty Tư vấn thiết kế dầu khí - Công ty cổ phần.
Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, một cá nhân bị xử phạt gần 300 triệu đồng

Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, một cá nhân bị xử phạt gần 300 triệu đồng

(LĐ&PL) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 180/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Phạm Thị Minh Hường.
Phá đường dây tín dụng đen lãi "cắt cổ" hoạt động ở 11 quận, huyện

Phá đường dây tín dụng đen lãi "cắt cổ" hoạt động ở 11 quận, huyện

Lãi suất 146-182%/năm, theo tỉ lệ 10 ăn 8, cắt lãi trước và trả trong 50 ngày, nhóm Trần Trường An đã cho vay hàng tỉ đồng tại 11 quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội
Phân biệt thế nào là hàng xách tay, hàng nhập lậu

Phân biệt thế nào là hàng xách tay, hàng nhập lậu

(LĐ&PL) Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định...
Triệt xóa ổ nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, giả danh ngân hàng Techcombank

Triệt xóa ổ nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, giả danh ngân hàng Techcombank

(LĐ&PL) Nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách đăng các bài viết quảng cáo trên mạng xã hội Facebook với nội dung cho vay tiền với lãi suất thấp, không cần xác minh và giải ngân trong ngày.
Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng tại quận Hà Đông

Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng tại quận Hà Đông

(LĐ&PL) Phát hiện có biểu hiện bất thường khi trong quá trình giao dịch, xuất hiện nhiều số điện thoại lạ gọi đến khách hàng, nhân viên ngân hàng liên hệ với Công an và được hướng dẫn đề nghị tạm thời không thực hiện giao dịch.
Quyết liệt xử lý nạn đòi nợ "khủng bố" núp bóng công ty luật

Quyết liệt xử lý nạn đòi nợ "khủng bố" núp bóng công ty luật

Công an TP.HCM đã xử lý hình sự hàng loạt đối tượng là nhân viên của các công ty tài chính, công ty tư vấn luật có hành vi đòi nợ thuê bằng các thủ đoạn vu khống, xúc phạm nhân phẩm... người dân.
Ngăn chặn chiêu lừa “con cấp cứu” lan rộng

Ngăn chặn chiêu lừa “con cấp cứu” lan rộng

Tội phạm sử dụng chiêu lừa “con đang cấp cứu ở bệnh viện, chuyển tiền gấp” đã xuất hiện ở Hà Nội. Do đó, cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt để sớm ngăn chặn hành vi tội phạm này.
Xem thêm
Phiên bản di động