Giải ngân không đúng quy định, 7 cán bộ ngân hàng bị truy tố

Pháp luật 08:41 | 01/11/2022
(LĐ&PL) Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đỗ Quốc Hùng (nguyên Giám đốc BIDV Thành Đô), Lê Vũ Thanh (nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) cùng 6 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo quy định tại Điều 179, Khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cặp đôi 'tung hứng' và chiêu lừa mua ô tô phát mãi của ngân hàng Xét xử cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hàng loạt ô tô Khởi tố đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ ngân hàng

Các đồng phạm của ông Hùng và ông Thanh bao gồm: Lưu Thị Bích Thủy (sinh năm 1962, nguyên Phó Giám đốc), Phạm Anh Tài (sinh năm 1961, nguyên Trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1978, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng thẩm định) cùng là thuộc cấp của Đỗ Quốc Hùng. Và Đỗ Xuân Khoan (sinh năm 1973, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh).

Theo cáo trạng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Kenmark (Công ty Kenmark) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do Công ty trách nhiệm hữu hạn Cheermaster (trụ sở tại Samoa) thành lập tại tỉnh Hải Dương để thực hiện Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark tỉnh Hải Dương với tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng; người đại diện pháp luật là ông Hwang Jonathan Cheng Yu (quốc tịch Mỹ) là Tổng Giám đốc.

Để có tiền thực hiện dự án, tháng 2/2008, Công ty Kenmark (do ông Cheng Yu - Tổng Giám đốc) đã ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67 triệu USD của các ngân hàng đồng tài trợ là SHB, HBB và BIDV theo tỷ lệ cam kết cho vay như sau: BIDV Chi nhánh Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD, SHB Chi nhánh Quảng Ninh hơn 18 triệu USD và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc 10 triệu USD (nay SHB Chi nhánh Quảng Ninh và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc sáp nhập là SHB Chi nhánh Kinh Bắc).

Viện Kiểm sát xác định, từ tháng 2/2008 - 5/2010, các ngân hàng đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng. Đến tháng 6/2010, Công ty Kenmark có thông báo về việc tạm dừng hoạt động. Người đại diện pháp luật của công ty này đã xuất cảnh khỏi Việt Nam và để lại khoản nợ lớn.

Kết quả điều tra cho thấy, sau khi Công ty Kenmark có giấy đề nghị vay vốn gửi tới BIDV Chi nhánh Thành Đô đề nghị vay hơn 69 triệu USD trong thời hạn 84 tháng để thực hiện dự án, bị can Đỗ Quốc Hùng, khi đó là Giám đốc BIDV Chi nhánh Thành Đô đã ký tờ trình Tổng Giám đốc BIDV lúc đó, đề nghị đồng ý cho tiếp nhận hồ sơ vay vốn và là ngân hàng đầu mối thẩm định cho vay Dự án và được BIDV đồng ý.

Tháng 12/2007, bị can Hùng ký quyết định thành lập Tổ thẩm định chung các ngân hàng đồng tài trợ Dự án Việt Hòa - Kenmark. Tổ có 13 thành viên, riêng BIDV Thành Đô có 5 thành viên gồm: Lưu Thị Bích Thủy (Phó Giám đốc, Tổ trưởng tổ thẩm định chung), Phạm Anh Tài (Trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (Phó Trưởng phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (Phó Trưởng phòng thẩm định), Nguyễn Khắc Cường (chuyên viên Phòng thẩm định); Lê Vũ Thanh (Giám đốc Chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh), Đỗ Xuân Khoan (Phó trưởng phòng tín dụng); BIDV Đông Anh có Nguyễn Hữu Tiến (Phó Giám đốc chi nhánh) và Nguyễn Chí Thành (Phó Trưởng phòng tín dụng).

Công ty Kenmark 100% vốn nước ngoài, phụ thuộc vào chủ sở hữu là Công ty Cheemaster. Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp thể hiện, Công ty Cheermaster có chỉ số rủi ro cao; tình trạng hoạt động: "Không tồn tại văn phòng hoạt động"; Giấy phép hoạt động của công ty được sử dụng với mục đích miễn trừ thuế.

Hồ sơ của Công ty Kenmark không đảm bảo điều kiện vay vốn, năng lực tài chính không đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết…, nhưng Tổ thẩm định Dự án Việt Hoà - Kenmark vẫn báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, đánh giá Công ty Kenmark đáp ứng được các yêu cầu cho vay theo quy định, và đề xuất cho công ty này vay tối đa hơn 67 triệu USD.

Sau khi được cựu Tổng Giám BIDV phê duyệt cho vay, tháng 2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Nguyễn Văn Thắng (khi đó là Giám đốc SHB Quảng Ninh) và bà Hoàng Thu Huyền (Giám đốc HBB Bắc Ninh) đã ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67 triệu USD, trong đó BIDV Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD (57,8%), SHB Quảng Ninh cho vay hơn 18 triệu USD (27,4%) và HBB Bắc Ninh cho vay 10 triệu USD (14,8%).

Từ ngày 25/2/2008 - 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng.

Cáo buộc cho rằng, việc các ngân hàng giải ngân như trên là không đúng yêu cầu về hình thức giải ngân 2 bước theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2009, Kenmark không phát sinh thêm doanh nghiệp nào ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Mặt khác, Công ty Kenmark mới cơ bản hoàn thành đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật của 13/27 nhà xưởng đã giải ngân khi dự án không đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay...

Đến tháng 4/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã thu nợ từ Công ty Kenmark hơn 2,7 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng nợ gốc từ tiền bán đấu giá tài sản đảm bảo của công ty được hơn 766 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu USD.

Dư nợ gốc của Kenmark đối với BIDV còn hơn 15 triệu USD; SHB là hơn 6 triệu USD không có khả năng thu hồi vì biện pháp bảo đảm còn lại là bảo lãnh vay vốn của Công ty Kenmark Industrial, Đài Loan không thực hiện được, do công ty này đã ngừng hoạt động từ tháng 5/2010 và được Toà án Đài Loan tuyên bố phá sản từ tháng 3/2018.

Lê Thắm
Link gốc:

Tin khác

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với 8 đối tượng vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group...
Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

(LĐ&PL) Thời gian gần đây, hiện tượng thanh thiếu niên lạng lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang có chiều hướng gia tăng, nhất là vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Dư luận đang lo lắng về vấn đề này, đòi hỏi cơ quan chức năng tăng cường lực lượng xử lý nghiêm các vi phạm nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của thanh thiếu niên.

Có thể bạn quan tâm

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Ngày 18/4, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt bị cáo Lê Tuấn Anh (33 tuổi, quê Bạc Liêu, nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Sài Gòn) tù chung thân về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 4 năm tù về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả cơ quan, tổ chức".
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với 8 đối tượng vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group...
Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

(LĐ&PL) Thời gian gần đây, hiện tượng thanh thiếu niên lạng lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang có chiều hướng gia tăng, nhất là vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Dư luận đang lo lắng về vấn đề này, đòi hỏi cơ quan chức năng tăng cường lực lượng xử lý nghiêm các vi phạm nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của thanh thiếu niên.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng

Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao vừa ban hành cáo trạng, truy tố 12 bị can trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố. Trong vụ án này, VKSND tối cao truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Phá đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Phá đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 đến nay, đường dây này đã tổ chức cho hơn 10.000 lượt con bạc trên cả nước tham gia với tổng số tiền giao dịch lên đến hơn 100 tỷ đồng. Riêng số tiền của 17 đối tượng bị triệu tập, làm việc dùng để đánh bạc từ tháng 1/2025 đến nay hơn 20 tỷ đồng.
Bình Dương: Khởi tố 4 đối tượng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân

Bình Dương: Khởi tố 4 đối tượng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân

Thấy việc mua bán thông tin cá nhân có thể “kiếm lời”, các đối tượng đã tìm kiếm người mua để bán lại những dữ liệu thông tin mà mình có để hưởng tiền chênh lệch.
Liên tiếp phát hiện nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc

Liên tiếp phát hiện nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc

Sáng 5/2, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 (Cục Cảnh sát giao thông) cho biết, đơn vị đã lập biên bản xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe với nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều đường dẫn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn - Diễn Châu - Bãi Vọt.
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Khi thấy lực lượng chức năng, đối tượng lập tức quay đầu xe bỏ chạy. Nhận định có dấu hiệu bất thường, tổ công tác đã phối hợp triển khai chốt chặn, kịp thời dừng phương tiện, đưa người vi phạm về vị trí kiểm soát để làm rõ.
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện, kiểm tra bắt giữ 1 phương tiện đường thủy đang hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang chứa hàng của phương tiện khác trên sông Hồng thuộc địa phận xã Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội.
Các nền tảng trực tuyến chung tay xóa bỏ ngôn từ kích động thù địch

Các nền tảng trực tuyến chung tay xóa bỏ ngôn từ kích động thù địch

(LĐ&PL) Các nền tảng trực tuyến như Facebook, X, YouTube cùng nhiều mạng xã hội khác đã cam kết tăng cường nỗ lực nhằm xử lý vấn nạn ngôn từ kích động thù địch trên môi trường mạng. Đây là một phần trong bộ quy tắc ứng xử mới được cập nhật và sẽ tích hợp vào các quy định công nghệ của Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu xây dựng một không gian mạng an toàn và văn minh hơn.
Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán

Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán

(LĐ&PL) Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng và được mong đợi nhất trong năm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm lý tưởng cho các hình thức lừa đảo trực tuyến, đánh vào tâm lý, nhu cầu tài chính, thăm thân, du lịch, từ thiện để lừa đảo qua các dịch vụ trên không gian mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động