Còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo
Gửi tiền nhầm tài khoản - chiêu lừa đảo tinh vi Làm gì để không biến mình thành “gà” khi mua hàng online? Tham tiền lời cao, nhiều người "sập bẫy" lừa đảo mua hàng nhận "hoa hồng" |
Sau 5 tháng 76 containers hạt điều của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nạn ở Italia, đến nay vụ việc đã được xử lý cơ bản thành công. Tuy nhiên, điều này cũng báo động tình trạng lừa đảo trong giao dịch quốc tế có thể xảy ra bất cứ với doanh nghiệp nào nếu không tỉnh táo.
“Từ nguy cơ mất trắng hàng chục containers với giá trị hàng trăm tỷ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một containers nào vào tay những kẻ lừa đảo, mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers”, ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội điều Việt Nam, thông tin tại hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế - kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam từ vụ việc các containers hạt điều”.
Phân tích nguyên nhân, đại diện Hiệp hội điều Việt Nam cho rằng lý do dẫn đến việc các doanh nghiệp bị lừa là do quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Đặc biệt, khi đang trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp mong muốn bán được hàng nhất là vào thời điểm thị trường có ít giao dịch. Một nguyên nhân nữa là do phương thức thanh toán nhiều rủi ro.
![]() |
(Ảnh minh họa: BT) |
Từ vụ việc này, ông Bạch Khánh Nhựt cho rằng doanh nghiệp cần có bài học trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Ở đây, vai trò của các Thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng. Mặt khác, doanh nghiệp cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên dùng phương thức thanh toán an toàn hơn.
Ông Nguyễn Minh Đức - Chuyên gia Ban Pháp chế VCCI, cho biết, theo khảo sát của công ty kiểm toán PwC, 52% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát nói rằng họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Mức này cao hơn mức 46% của khu vực châu Á Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Đối tượng lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam là từ khách hàng, nhà cung cấp và các bên trung gian, đại lý.
Mặc dù vậy, khảo sát cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo. Nhưng khi vụ việc xảy ra, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cho cơ quan nhà nước. Lý do là không tin tưởng cơ quan nhà nước, không tin tưởng vào năng lực chuyên môn của cơ quan nhà nước, lo ngại thông tin bị lộ, lọt ra công chúng.
Dưới góc độ doanh nghiệp với 21 năm làm kinh doanh, ông Nguyễn Huy Hùng - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Phúc Sinh, cho rằng, để hạn chế rủi ro, khi làm ăn cần tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải nắm bắt và tìm hiểu được thông tin ngân hàng đối tác. Khi kinh doanh không được phép đưa số vận đơn cho khách hàng - đây là nguyên tắc cứng khi làm kinh doanh. Quan trọng nhất, doanh nghiệp tránh vội vàng, cẩu thả, sai sót cơ bản trong thanh toán quốc tế.
Để tránh lừa đảo trong thanh toán quốc tế, ông Nguyễn Đức Thanh - Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, cũng khuyến cáo, doanh nghiệp cần soạn thảo hợp đồng ký kết phù hợp với năng lực công ty mình, với phương thức thanh toán hợp lý, bởi không có phương thức thanh toán nào hoàn hảo, đều có rủi ro nhất định. Doanh nghiệp xuất khẩu nên yêu cầu người mua đặt cọc 10% để chứng minh họ có tài khoản tại ngân hàng - đây là bằng chứng chứng minh người mua.
Bảo Thoa
Tin khác

Bắt giữ trùm giang hồ Vi “ngộ” tại Thanh Hóa: Mở rộng điều tra băng nhóm tội phạm có tổ chức

Khởi tố đối tượng buôn bán hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả các thương hiệu lớn

Triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản

Hải quan triệt phá hàng loạt vụ buôn lậu thuốc lá điếu, thu giữ hơn 1,3 triệu bao trị giá hơn 65 tỷ đồng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến địa giới hành chính
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá đường dây sản xuất 70.000 chai dầu Con Ó giả, khởi tố 19 đối tượng

Triệt phá đường dây bán lô, đề núp bóng đại lý xổ số điện toán

Bắt giữ trùm giang hồ Vi “ngộ” tại Thanh Hóa: Mở rộng điều tra băng nhóm tội phạm có tổ chức

Khởi tố đối tượng buôn bán hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả các thương hiệu lớn

Triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản

Hải quan triệt phá hàng loạt vụ buôn lậu thuốc lá điếu, thu giữ hơn 1,3 triệu bao trị giá hơn 65 tỷ đồng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến địa giới hành chính

Hưng Yên: Khởi tố vụ án vụ cháy xưởng tái chế khiến 5 người tử vong

Xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm kinh doanh nước mắm không rõ nguồn gốc và hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan Công an phong tỏa, khám xét nhiều địa điểm liên quan đến Vi “ngộ”

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera siêu nhỏ truyền nội dung đề thi ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Xe máy vào cao tốc: Vi phạm Luật giao thông, đánh đổi bằng cả tính mạng

Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Ninh gây tai nạn liên hoàn, vi phạm nồng độ cồn vượt kịch khung
