Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Thời sự 22:44 | 04/05/2024
Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.
Sáng tạo đánh địch và thắng địch

Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thủ đô.

Thay mặt cho các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chia sẻ tại cuộc gặp mặt, Đại tá Nguyễn Thụ (sinh năm 1933) kể, ông sinh ra tại Bắc Ninh, chưa đầy 16 tuổi (năm 1949), ông xung phong nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 42, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308.

“Sau một tuần huấn luyện là đi chiến đấu liên tục ở các chiến dịch. Tôi đã tham gia nhiều chiến dịch trong những năm chống thực dân Pháp. Do có thành tích trong chiến đấu, nên năm 1952, khi đó tôi 19 tuổi được chọn đi học sĩ quan tại Trường Lục quân Việt Nam (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Vân Nam, Trung Quốc. Tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm chức Trung đội trưởng thuộc Đại đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308.

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch
Đại tá Nguyễn Thụ xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong khi đang làm công tác chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thì ngày 26/1/1954, Đại đoàn 308 được lệnh lập tức sang Lào thực hiện Chiến dịch Thượng Lào nhằm giúp nước bạn mở rộng vùng giải phóng và thực hiện nghi binh thu hút địch, đồng thời cô lập không cho địch chi viện từ Lào sang Điện Biên Phủ, buộc chúng chỉ còn một con đường là chi viện cho Điện Biên Phủ bằng đường không. Hoàn thành giải phóng Thượng Lào, ngày 18/2/1954, chúng tôi được lệnh trở về Điện Biên Phủ cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch”, Đại tá Nguyễn Thụ chia sẻ.

Nhớ về những ngày tham gia chiến dịch, ông kể: Sau thắng lợi giòn giã ở đợt tiến công thứ nhất; bước sang đợt 2, ngay trong đêm 30/3/1054, ta đồng loạt đánh vào 5 ngọn đồi ở phía đông Mường Thanh là A1, C1, C2, D, E. Đêm ấy, ta diệt gọn 3 cứ điểm C2, D, E; còn đồi C1, A1 hai bên giằng co, mỗi bên giữ một nửa và kéo dài cả tháng trời.

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch
Các đại biểu tại buổi gặp mặt.

Đánh đồi A1 chủ yếu là Đại đoàn 316 và Đại đoàn 308. Trận chiến ác liệt này, mặc dù địch bị tiêu diệt nhiều nhưng cán bộ, chiến sĩ ta cũng hy sinh, tổn thất rất lớn. Trung đội do tôi chỉ huy được điều lên thay quân chiến đấu trên đồi A1 một ngày và gần 2 đêm. Quân số 16, được trang bị là 2 trung liên, 4 tiểu liên, còn lại là súng trường, đảm bảo đạn mỗi đồng chí 2 đến 3 cơ số, có 1 máy thông tin 2W.

Thời gian này, Trung đội tôi chiến đấu nhiều trận rất ác liệt. Do tiếng pháo binh ta bắn mãnh liệt vào đồi A1 và pháo binh địch chống trả nên tai chúng tôi điếc đặc, không nghe được gì. Hiệp đồng và chỉ huy chiến đấu chỉ bằng quan sát ánh lửa đầu nòng súng của người chỉ huy. Qua chiến đấu, Trung đội tôi chỉ còn 5 đồng chí, còn lại là hy sinh và bị thương. Sau mỗi trận đánh, chúng tôi lại củng cố công sự, công sự nào tốt nhất thì dành cho thương binh khi chưa chuyển về tuyến sau được...

Đại tá Nguyễn Thụ xúc động cho hay, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã qua 70 năm nhưng ông luôn ghi nhớ những ngày tháng chiến đấu ác liệt, đầy hy sinh gian khổ; luôn ghi nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của vị Tổng tư lệnh Mặt trận Điện Biên Phủ tài ba - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng biết bao đồng bào, đồng chí, đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh.

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch
Các tiết mục văn nghệ tại buổi gặp mặt.

Ông cũng luôn nhớ và tri ân đồng bào Tây Bắc, các đồng chí thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến…đã không ngại hy sinh, gian khổ, đùm bọc, giúp đỡ ông và đồng đội trong suốt chiến dịch.

Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Thụ được điều về Trường Sĩ quan Lục quân 1 làm giảng viên. Đến năm 1959, ông được bổ nhiệm Trưởng khoa của 1 khoa giáo viên tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. Sau 43 năm công tác trong Quân đội, ông được tặng thưởng 8 huân chương (1 Huân chương Quân công hạng Ba, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba và nhiều huân chương khác).

Khi nghỉ hưu, ông được Đảng bộ phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng tín nhiệm bầu làm Bí thư Đảng bộ. Với bản chất, trách nhiệm người lính Cụ Hồ, phát huy truyền thống chiến sĩ Điện Biên năm xưa, ông đã cùng Đảng ủy lãnh đạo phường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng địa phương phát triển. Riêng cá nhân ông, trong 10 năm công tác ở địa phương, đã được các bộ, ngành, đoàn thể của Nhà nước, Thủ đô Hà Nội tặng thưởng 5 huy chương các loại...

Nay đã 91 tuổi, may mắn sức khỏe, trí tuệ còn minh mẫn, vị Đại tá vẫn dành thời gian để sáng tác văn học, viết báo, để lại cho con cháu những tác phẩm về người lính, chiến tranh và cách mạng, để thế hệ sau thấy được có được hòa bình hôm nay, thế hệ cha ông đã đổi cái giá rất đắt, từ đó ra sức học tập, công tác, cống hiến xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp - hòa bình - hạnh phúc.

“Tôi và các đồng chí chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến rất vui mừng và xúc động khi thấy Thành phố có nhiều hoạt động thể hiện sự tri ân tới các anh hùng liệt sỹ, những người có công với cách mạng nhân dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là buổi gặp mặt rất trang trọng ngày hôm nay”, Đại tá Nguyễn Thụ bày tỏ.

Phương Thảo

Link gốc:

Tin khác

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới”.
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong các ngày 25 và 26/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phát đi thông cáo báo chí về Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.

Có thể bạn quan tâm

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Người dân khóc nghẹn chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân khóc nghẹn chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐ&PL) Chiều 26/7, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đến Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hàng trăm người lặng im tưởng nhớ công lao và bày tỏ tình cảm, sự tri ân trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hết sức giản dị, gần gũi với người dân...
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động những dòng sổ tang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới”.
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong các ngày 25 và 26/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Chi tiết Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phát đi thông cáo báo chí về Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô khắc ghi những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn coi trọng vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc gia. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội vẫn luôn tự hào, vinh dự khi được Tổng Bí thư dành những lời động viên, khích lệ sâu sắc mỗi lần đến làm việc, thăm hỏi, động viên.
Hệ thống Mặt trận Thủ đô luôn khắc ghi những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hệ thống Mặt trận Thủ đô luôn khắc ghi những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi còn công tác, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc vận động nhân dân tăng cường củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
Tổ chức lại giao thông nút Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

Tổ chức lại giao thông nút Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ nay cho đến ngày 20/12, Sở sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 4 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Sáng nay (18/7), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tuyên dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu.
Xem thêm
Phiên bản di động