Chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô ngày càng được cải thiện

Chính sách 20:45 | 17/09/2022
(LĐ&PL) Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, những năm qua, chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô từ thành thị đến nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được cải thiện rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, xây mới.
Người khiếm thị Thủ đô tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước Giải ngân trên 2,3 tỷ đồng cho đoàn viên huyện Mê Linh vay phát triển kinh tế gia đình Tập huấn chính sách pháp luật và quan hệ lao động cho cán bộ Công đoàn Thủ đô

Phát biểu tham luận tại Hội thảo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Xây dựng hệ thống các chính sách xã hội toàn diện bao trùm, phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND thành phố Hà Nội quan tâm. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo đó, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả; ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn xã hội hóa để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.

Hiện toàn thành phố Hà Nội có 5,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động luôn được Thành phố quan tâm đẩy mạnh; triển khai có hiệu quả hệ thống 8 điểm và 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận, huyện; tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm, lựa chọn việc làm phù hợp, góp phần ổn định cuộc sống.

Thành phố đã trích ngân sách trên 5,6 tỷ đồng ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội để người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.

Chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô ngày càng được cải thiện
Chi trả chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng với số người tham gia tăng nhanh qua các năm và dần trở thành trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,5% dân số; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 40% và tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm đạt 37,5% tổng số người trong độ tuổi lao động.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Thành phố cũng ban hành chuẩn nghèo riêng cao 1,6 lần so với chuẩn nghèo quốc gia; ban hành một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của Hà Nội được ban hành. Tính đến cuối năm 2021, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 0,04%.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội có gần 800.000 người có công và thân nhân người có công với cách mạng, trong đó có khoảng 84.000 người hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng kinh phí chi trả hơn 152 tỷ đồng/tháng.

Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện đúng, đủ, kịp thời theo quy định cho trên 200.000 đối tượng bảo trợ xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp lên 440.000 đồng, mở rộng các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn. Các gia đình, cá nhân gặp rủi ro bất khả kháng được trợ giúp kịp thời.

Đặc biệt, trong 2 năm dịch bệnh Covid-19, Thành phố đã tập trung các nguồn lực, triển khai các giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được hỗ trợ kịp thời, đúng quy định.

Tổng nguồn lực ngân sách dành cho việc thực hiện các chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội trong năm 2021 là trên 10.640,4 tỷ đồng, trong đó riêng kinh phí hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là 6.527,9 tỷ đồng.

Công tác phát triển hệ thống an sinh xã hội được đẩy mạnh. Ngày 8/4/2022, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Hệ thống dịch vụ xã hội từng bước được cải thiện, hạ tầng giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được đầu tư trang bị khá đồng bộ, hiện đại.

Đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân ngày càng được cải thiện; hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư; phong trào văn hóa, thể thao được đẩy mạnh...

HĐND Thành phố cũng đã thông qua Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đa dạng hóa các loại hình nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của các hộ gia đình.

Hà Nội tập trung nguồn lực hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ nghèo; đồng thời chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cải tạo các chung cư cũ, xuống cấp, xây dựng khu nhà ở cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên…

Nhờ đó, chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô từ thành thị đến nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được cải thiện rõ rệt. Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, xây mới.

Đến nay đã có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 382 xã (100% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phạm Diệp
Link gốc:

Tin khác

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước cho biết công tác điều hành tín dụng được Thủ tướng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng, được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong đó, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất hưởng trợ cấp hằng tháng.
Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024 là đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai hiện hành.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

(LĐ&PL) Tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít.
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

(LĐ&PL) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị quy định trong dự thảo Luật giao cho Chính phủ có lộ trình cụ thể, năm 2026 áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ như lái xe Grab, shiper...
Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐ&PL) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

(LĐ&PL) Dự kiến từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu sẽ tăng 15%. Trước thông tin này, nhiều người về hưu bày tỏ mong muốn được tăng lương hưu để có thêm khoản tiền góp phần cải thiện đời sống.
Xem thêm
Phiên bản di động