Cập nhật mới nhất về thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động từ 1/7/2025
Chế độ ốm đau trong thời gian ngừng việc Thời gian hưởng chế độ ốm đau của lao động có bệnh phải chữa trị lâu dài Có được hưởng cùng lúc chế độ ốm đau và tai nạn lao động? |
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV ngày 30/6/2025, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 về BHXH bắt buộc, trong đó có chế độ ốm đau.
![]() |
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau, Thông tư 12 hướng dẫn được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần. (Ảnh minh họa). |
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau, Thông tư 12 hướng dẫn được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Cụ thể, đối với bản thân người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn (không phải bệnh dài ngày):
Làm việc trong điều kiện bình thường
- Đã đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm.
- Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
- Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên: Tối đa 60 ngày/năm.
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
- Đã đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
- Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Tối đa 50 ngày/năm.
- Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên: Tối đa 70 ngày/năm.
Thông tư 12 cũng nêu rõ: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật BHXH không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 1/7/2025.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được căn cứ vào nghề, công việc hoặc nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trường hợp người lao động nghỉ việc thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của BHXH mà có thời gian nghỉ việc trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về BHXH thì thời gian trùng không được tính để hưởng chế độ ốm đau; thời gian nghỉ việc không trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về BHXH được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp thời gian nghỉ ốm đau chuyển tiếp từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính vào năm mà người lao động thực tế nghỉ.
Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày: Sau khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm (như trên) mà vẫn tiếp tục điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, người lao động tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với mức trợ cấp tùy số năm đóng BHXH.
Thời gian hưởng khi chăm sóc con ốm đau (đối với mỗi con):
Con dưới 3 tuổi: Tối đa 20 ngày/năm.
Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Tối đa 15 ngày/năm.
Thông tư 12 hướng dẫn chi tiết: Việc tính tuổi con để hưởng chế độ được tính đến ngày sinh nhật của năm con đủ 3 tuổi hoặc 7 tuổi, và căn cứ vào thời điểm bắt đầu nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc, cả hai đều có thể nghỉ để chăm sóc con ốm đau, nhưng tổng thời gian nghỉ của mỗi người cho mỗi con không vượt quá giới hạn quy định. Trường hợp trong cùng một thời gian có từ 2 con dưới 7 tuổi trở lên bị ốm đau, thời gian hưởng chế độ được tính bằng thời gian thực tế nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.
Thông tư 12 hướng dẫn xác định các trường hợp được xem xét giải quyết hưởng chế độ ốm đau bao gồm: - Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật BHXH (điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp; điều trị khi bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động; điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định tại điểm c khoản này; hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau). - Lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật BHXH; cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại khoản 6 Điều 53 của Luật BHXH; lao động nữ nhờ mang thai hộ, người chồng của lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại Điều 55 của Luật BHXH; người lao động trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật BHXH thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật BHXH. |
Tin khác

Hà Nội triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026
