Bộ Y tế hướng dẫn mới về đối tượng tiêm vaccine Covid-19: Trường hợp nào cần tiêm mũi 4?

Sức khỏe 07:16 | 25/06/2022
Trong hướng dẫn mới nhất vừa ban hành, Bộ Y tế nêu rõ các đối tượng cần phải tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 cũng như loại vaccine được sử dụng để tiêm liều bổ sung…
Nghiên cứu sửa đổi quy định tiêm vắc xin phòng Covid-19
Bộ Y tế hướng dẫn mới về đối tượng tiêm vaccine Covid-19: Trường hợp nào cần tiêm mũi 4? ảnh 1
Người từ 50 tuổi trở lên thuộc đối tượng phải tiêm vaccine Covid-19 mũi 4

Thứ trưởng phụ trách điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Hướng dẫn này nhằm tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại - mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm; Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi. Cụ thể:

1. Đối với các đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên:

+ Tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3)

- Đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T hoặc được cấy ghép tế bào gốc; người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng; người nhiễm HIV; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V.

- Loại vaccine tiêm cho những đối tượng này là cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách các mũi tiêm: tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

+ Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3, không tính liều bổ sung)

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có).

- Loại vaccine: cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine mRNA.

- Khoảng cách: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

+ Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

- Đối tượng: người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

- Loại vaccine: vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna); vacine AstraZeneca; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);

- Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3 thì tiêm sau khi mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

2. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vaccine phòng Covid-19 như sau:

- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2)

- Loại vaccine: vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Khoảng cách: ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2). Người đã mắc Covid-19 thì tiêm nhắc lại (mũi 3) sau khi mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

3. Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:

Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vaccine cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Trong đó, đối với vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 thì tiêm vaccine sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Theo Duy Tiến/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/bo-y-te-huong-dan-moi-ve-doi-tuong-tiem-vaccine-covid-19-truong-hop-nao-can-tiem-mui-4-post508657.antd

Link gốc: https://www.anninhthudo.vn/bo-y-te-huong-dan-moi-ve-doi-tuong-tiem-vaccine-covid-19-truong-hop-nao-can-tiem-mui-4-post508657.antd

Tin khác

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo và kinh doanh, do xuất hiện nghi vấn chứa chất cấm.
Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân không nên chủ quan và cần khẩn trương áp dụng lại các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng hiệu quả. Dù dịch không còn được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng sự xuất hiện của các biến thể mới như JN.1 hay XBB.1.5 tiếp tục đặt ra những thách thức trong kiểm soát dịch bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước đang đồng loạt ra quân triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND về Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Cục An toàn thực phẩm tiếp tục ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo và kinh doanh, do xuất hiện nghi vấn chứa chất cấm.
Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân không nên chủ quan và cần khẩn trương áp dụng lại các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng hiệu quả. Dù dịch không còn được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng sự xuất hiện của các biến thể mới như JN.1 hay XBB.1.5 tiếp tục đặt ra những thách thức trong kiểm soát dịch bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Một bé gái 17 tháng tuổi tại Hạ Long đã may mắn được cứu sống sau khi ngừng tim do hóc kẹo lạc – một trong những tai nạn sinh hoạt nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Bộ Y tế vừa có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, Thành phố triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/6/2025.
Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT năm 2024) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã bổ sung một số chi phí được BHYT thanh toán, tuy nhiên, Luật cũng quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 12 trường hợp.
Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1873/UBND-KGVX về hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5); Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5/2025) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố.
Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động