Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 là hợp lý
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt |
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho biết cử tri đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2022, đặc biệt trong việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc tiêm vắc xin, mở cửa trở lại nền kinh tế.
Đồng thời, cử tri có đề cập đến vấn đề tăng lương và lộ trình cải cách tiền lương. “Tôi đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép áp dụng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ ngày 1/1/2023 và đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương. Đồng thời, đề nghị quan tâm đến việc tăng lương của người nghỉ hưu để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị cần tính đến các cơ chế chính sách đảm bảo an sinh xã hội như nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, mở rộng hơn đối tượng được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế, đặc biệt là người dân có thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ lãi suất cho vay…
![]() |
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) phát biểu tại nghị trường. (Ảnh: Quốc hội) |
Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang) lại đề cập đến khó khăn của lực lượng công nhân lao động nhập cư, làm việc trong các khu, cụm công nghiệp trong việc tìm chỗ ở, chỗ học cho con, do nhà ở xã hội chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân lao động.
Theo đại biểu, nhà trẻ, mẫu giáo, các cơ sở giáo dục phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp chưa phát triển nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là thiếu điểm giữ trẻ cho các cháu từ 6 đến 18 tháng tuổi.
Từ sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều gia đình công nhân lao động nhập cư muốn cho con quay trở lại cùng sinh sống để tiện bề giáo dục, nuôi dưỡng, gắn kết tình cảm gia đình nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển trường cho con, do mỗi địa phương chọn những bộ sách giáo khoa khác nhau, nên khi chuyển trường thì phải mua lại bộ sách khác và quen dần với bộ sách mới, đối với người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn…
Đại biểu đề nghị Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt cùng với kiềm chế lạm phát, kiềm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng.
“Phải quyết tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, chính sách về công tác quy hoạch, đầu tư, các thiết chế phục vụ người lao động và con em của họ tại các đô thị, khu công nghiệp tập trung, như nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo và cơ sở giáo dục phổ thông. Nghiên cứu vấn đề chọn sách giáo khoa sao cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh khi phải chuyển trường do theo cha mẹ di cư trong quá trình mưu sinh”, đại biểu đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn Hưng Yên) cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, bên cạnh sự gia tăng của doanh nghiệp thành lập mới, trung bình mỗi tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn bình quân của năm 2020 và năm 2021. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đó là các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, chi phí đầu vào sản xuất tăng cao.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy nhanh việc cấp bù lãi suất nhằm thúc đẩy các ngân hàng mở rộng quy mô vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt chú trọng đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu, kéo dài chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế đến hết năm 2023.
Qua theo dõi diễn biến điều chỉnh mức lương, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk) cho biết, bình quân chung mỗi năm, từ năm 2017 đến năm 2019 mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng khoảng 7%. Theo đề xuất của Chính phủ, việc điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2023, với mức lương từ 1.490.000 đồng được nâng lên là 1.800.000 đồng.
Đây là mức lương được điều chỉnh cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, nếu tính tổng 4 năm thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2023, thì tỉ lệ mức tăng chỉ là 20,8%, trong khi nếu áp dụng tỷ lệ bình quân tăng mức lương cơ sở như đã thực hiện trong những năm từ 2017 đến 2019 thì mức lương phải áp dụng là 28%.
“Việc đề xuất của Chính phủ như vậy là thấp hơn và không tương xứng so với mức tỷ lệ bình quân tăng trong những năm qua, đặc biệt trong 3 năm trước đây từ năm 2017 đến năm 2019. Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quyết định tăng lương ngay từ thời điểm ngày 1/1/2023 cho phù hợp với chính sách tăng lương, điều chỉnh lương của chúng ta và đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của đa số cán bộ, công chức và người lao động”, đại biểu nói.
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, tại kỳ họp này, Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, tăng 20,8% và bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2023 là hợp lý trong điều kiện chúng ta phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh diễn biến của năm 2023 về lạm phát, về những yếu tố khách quan.
“Vì vậy, nhiều đại biểu ý kiến nên thực hiện từ ngày 1/1/2023, có thể nói cũng là khó khăn cho chúng ta”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường
Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
