Báo chí Công đoàn cần tiếp tục phản ánh những vấn đề gần gũi, thiết thân với người lao động
Công đoàn huyện Đông Anh tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Hàng trăm phụ nữ Sơn Tây hưởng ứng Tuần lễ áo dài Công đoàn Thủ đô chia sẻ với lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn |
Dự Tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí LĐ&CĐ; Hà Đông - Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội; đại diện Viện Công nhân và Công đoàn, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và một số Công đoàn cơ sở thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội.
LĐLĐ thành phố Hà Nội phối hợp với Tạp chí LĐ&CĐ tổ chức Tọa đàm khoa học “Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở Công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí LĐ&CĐ”. |
Tọa đàm khoa học “Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở Công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí LĐ&CĐ” được tổ chức nhằm nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng nhu cầu tiếp nhận thông tin từ các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn, trong đó có các ấn phẩm của Tạp chí LĐ&CĐ ở các Công đoàn cơ sở.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để cung cấp cho Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bức tranh tổng thể, những thông tin khoa học chuyên sâu, chính xác; góp phần nâng cao sự hữu ích, tính hấp dẫn của các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung, của Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng trong tình hình hiện nay.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, trách nhiệm, tâm huyết tham gia ý kiến để buổi Tọa đàm thu được kết quả tốt đẹp.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung: Thực trạng nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung, Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng ở Công đoàn cơ sở tại Hà Nội; những yếu tố chính tác động, ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Công đoàn, trong đó có Tạp chí LĐ&CĐ ở Công đoàn cơ sở tại Hà Nội.
Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Tọa đàm. |
Đánh giá năng lực phục vụ độc giả của các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung, Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng; đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung và Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng.
Tham gia đóng góp ý kiến tại Tọa đàm, các đại biểu cho rằng, đa phần người lao động đều sử dụng điện thoại thông minh, nên nhu cầu về việc tiếp cận thông tin trên các báo điện tử, tạp chí điện tử nhiều hơn so với báo giấy, tạp chí giấy.
Hiện nay, các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung, Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng có nội dung phong phú, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của người lao động, nhất là thông tin về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, hoạt động của các cấp Công đoàn, cơ hội đào tạo nghề...
Các đại biểu cho rằng, thời gian tới, các ấn phẩm báo chí Công đoàn nói chung, Tạp chí LĐ&CĐ nói riêng cần tăng cường các tuyến bài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; phản ánh những vấn đề gần gũi, thiết thân với người lao động; tăng cường thông tin, tư vấn về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động theo hướng đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu; khai thác triệt để các ứng dụng số, mạng xã hội để phát triển các ấn phẩm và quảng bá các ấn phẩm đến bạn đọc…
Phát biểu tại Tọa đàm, Tổng Biên tập Tạp chí LĐ&CĐ Trần Duy Phương trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu và cho biết, những ý kiến này sẽ được tiếp thu để thực hiện Đề án nghiên cứu “Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở Công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí LĐ&CĐ”.