5 tháng đầu năm 2023, Hà Nội giải quyết việc làm cho 85,8 nghìn lao động
Tháng 2/2023, Hà Nội giải quyết việc làm cho 14.000 lao động Hà Nội: Tháng 1/2023, giải quyết việc làm cho gần 14.000 lao động |
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 98 phiên giao dịch việc làm |
Cụ thể, thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 1.071 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 21,8 nghìn lao động.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 98 phiên giao dịch việc làm với 2.847 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 20,1 nghìn lao động được phỏng vấn, kết quả có 6,8 nghìn người được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch. 1.910 người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. 55,2 nghìn người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố.
Cũng trong 5 tháng, thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 30,4 nghìn người với số tiền hỗ trợ 855 tỷ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 29,8 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 487 người với số tiền 2,1 tỷ đồng.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 kéo dài trong những năm vừa qua đã tác động nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, lao động và việc làm. Đặc biệt là tình hình bất ổn về an ninh, lạm phát suy giảm kinh tế, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao ở nhiều lĩnh vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và thành phố. Một số doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất cũng giảm đơn hàng do thị trường xuất khẩu các nước gặp khó khăn.
Cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn |
Các ngân hàng thắt chặt giải ngân, lãi suất tăng, do vậy trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, dẫn đến việc cắt giảm nhân công, giảm việc làm mới trong các tháng đầu năm 2023. Công tác giải quyết việc làm những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm khi đơn hàng xuất khẩu chậm lại, đặc biệt là ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ...
Nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng ngay quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, vừa qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động tìm kiếm, kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, đào tạo theo nhu cầu và giải quyết tốt việc làm.
Các đơn vị cũng triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết việc làm; Hoàn thiện mạng lưới thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, xu hướng nghề nghiệp, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Theo Văn An/tuoitrethudo.com.vn