Vụ hàng trăm học sinh Trường iSchool Nha Trang ngộ độc: Ai chịu trách nhiệm?
Cảnh báo ngộ độc rượu methanol dịp nghỉ lễ Thu giữ 650 lít rượu không rõ nguồn gốc tại Hà Nội |
Học sinh tử vong là nam sinh lớp 1, SN 2016, trú ở xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang. Ngày 18-11, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện 22-12 trong tình trạng nôn ói nhiều, mệt, đau bụng, chẩn đoán viêm dạ dày, ruột cấp và hạ K máu. Mặc dù được cấp cứu khẩn trương nhưng đến sáng 20-11, học sinh này đã không qua khỏi.
Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế Khánh Hòa chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng và địa phương điều tra vụ ngộ độc thực phẩm nêu trên, đồng thời lập biên bản thu thập, niêm phong toàn bộ mẫu thức ăn trưa và xế 17/11 còn lưu lại để trưng cầu Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm vi sinh, xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Sau khi tiếp nhận mẫu, Viện Pasteur Nha Trang thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy, phân lập định danh vi khuẩn để có căn cứ xác định độc tố.
Trường iSchool Nha Trang |
Đáng buồn, sự việc trên không phải hi hữu. Thời gian qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc khá nghiêm trọng tại các trường học. Nạn nhân là các em nhỏ, sức đề kháng yếu, khi bị ngộ độ thực phẩm sức khỏe bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Về trách nhiệm pháp lý đặt ra sau những vụ việc này, Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, Điều 6 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, trường học có bếp ăn bán trú phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) ban hành kèm theo Thông tư 46/2010/TT-BYT.
Người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định. Nhà trường phải hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi học sinh
Như vậy, trách nhiệm bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm học đường thuộc về trường học nơi học sinh theo bán trú theo học.
Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm 2010 cũng nêu rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Theo đó, tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại.
"Với các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học, cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự" - Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh
Về phạt hành chính, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng với cá nhân, 200 triệu đồng với tổ chức.
Học sinh Trường iSchool Nha Trang nhập viện điều trị do bị ngộ độc |
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm…
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, các nhân vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 317 BLHS 2015 sửa đổi về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
Phạm tội gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên thì bị phạt tù từ 12-20 năm.
Theo H.L/anninhthudo.vn