Từ 1/1/2023, không đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt?
Cách đăng ký tài khoản định danh mức độ 1, 2 Có thể đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia |
Người dân đi làm căn cước công dân gắn chip. Ảnh: Hải Nguyễn |
Theo quy định tại Luật Cư trú 2020, từ ngày 1.1.2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp chỉ còn được sử dụng đến hết ngày 31.12.2022. Khi thực hiện các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú…), thông tin của người dân sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì sổ giấy.
Qua đó, công dân có thể sử dụng căn cước công dân là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Khi công dân xuất trình căn cước công dân theo yêu cầu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân. Cùng với đó, công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc QR code theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ QR Code trên căn cước công dân.
Như vậy, sau khi sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử”, căn cước công dân gắn chip chính là loại giấy tờ thay thế để người dân sử dụng khi thực hiện các giao dịch cá nhân. Do đó, nhiều người lo ngại khi chưa làm căn cước công dân gắn chip thì có bị ảnh hưởng hay không.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TPHCM cho biết về tiến độ cấp căn cước công dân gắn chíp, hiện Công an TPHCM cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu theo tiến độ thực hiện cao điểm 90 ngày đêm đã đề ra. Cụ thể, đến ngày 24.11, toàn thành phố đã thu nhận 5.729.122 hồ sơ cấp, đã tiếp nhận từ Bộ Công an và trả 5.146.044 căn cước công dân.
Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TPHCM, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin về cấp căn cước công dân gắn chip. Ảnh: HUYỀN MAI |
Hiện, Công an thành phố còn khoảng 256.211 trường hợp cần cấp căn cước công dân gắn chíp theo chỉ tiêu được giao đến hết năm 2022. Đơn vị này cũng đã thực hiện cấp 1.066.884 tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và vận động người dân tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1.
Trước câu hỏi sau ngày 1.1.2023, người dân chưa có căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt hay không, ông Lê Mạnh Hà cho biết theo quy định, người dân sẽ không bị xử lý nếu vẫn đang còn các giấy tờ về căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn thời hạn. Tuy nhiên, để thuận lợi trong các giao dịch, cũng như quá trình kết nối dữ liệu giữa Bộ Công an và các bộ ngành, ông Hà khuyến cáo người dân quan tâm và đi làm căn cước công dân gắn chip để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến khác, giúp cho cải cách hành chính.
Theo Huyên Nguyễn/laodong.vn