TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động

Công đoàn viên 08:46 | 07/11/2023
Sáng nay (7/11), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Thanh Xuân, Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân phối hợp tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội TRỰC TUYẾN: Sự kiện chính trị trọng đại của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Thủ đô TRỰC TUYẾN: Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời, nhằm mang đến cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận những thông tin liên quan về chế độ, chính sách và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Đại biểu tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tiền lương và y tế: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt Nga.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Đoàn viên, CNVCLĐ quận Thanh Xuân tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có: Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu; ông Nguyễ Đức Nghĩa, Phó Trưởng phòng Báo chí xuất bản, Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội; Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc; Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh; Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến; các Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Kim Thanh; đại diện một số phòng, ban, ngành của quận Thanh Xuân.

Đặc biệt tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) quận Thanh Xuân.

Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử - laodongthudo.vn và các ấn phẩm của Báo Lao động Thủ đô.

8h40: Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Chế độ chính sách và sức khỏe là hai nội dung đặc biệt quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động; luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động ở các ngành nghề khác nhau. Trên thực tế, trong mối quan hệ lao động, người lao động nói chung luôn ở vị trị yếu thế hơn, phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động nên luôn tiềm ẩn mâu thuẫn về lợi ích.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Đối thoại

Về mặt pháp lý, các quy định về chế độ chính sách đối với người lao động, các chế định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đã được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành có lúc, có nơi còn nhiều vướng mắc, thậm chí sai quy định, gây thiệt thòi cho người lao động. Một phần nguyên nhân cũng bởi cả người sử dụng lao động và người lao động có thể hiểu chưa đúng, chưa nắm rõ các quy định, chính sách, quyền và nghĩa vụ của mình; không chỉ ở khía cạnh quyền lợi vật chất mà bao gồm cả những vấn đề liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Chính vì thế, việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của tổ chức Công đoàn, chức năng của cơ quan báo chí truyền thông nhằm giúp người lao động có thể trang bị đủ kiến thức, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động, xã hội theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Chỉ khi nắm rõ pháp luật thì người lao động mới có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, và người sử dụng lao động không vi phạm pháp luật, không xâm hại các quyền lợi hợp pháp của người lao động, từ đó tạo môi trường hoạt động ổn định phát triển doanh nghiệp.

“Với chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của mình, trong nhiều năm qua, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến dành cho người lao động. Cuộc giao lưu hôm nay tại quận Thanh Xuân là cuộc thứ 18 được chúng tôi tổ chức kể từ tháng 5 tới nay.

Đồng hành với chúng tôi là các luật sư, chuyên gia về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và y tế. Ban tổ chức hy vọng và mong muốn các đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đang có mặt ở hội trường hãy chia sẻ cởi mở các vấn đề của mình. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp, tư vấn cụ thể, thấu đáo cả về chế độ chính sách và kiến thức chăm sóc sức khỏe”, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

8h45: Phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu biểu dương, đánh giá cao ý nghĩa của buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân phối hợp tổ chức.

Theo đồng chí Nguyễn Chính Hữu,nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp luật, nhất là các chế độ chính sách mới liên quan đến lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động… và nhu cầu cập nhật kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình của người lao động ngày càng cao. Tổ chức Công đoàn cũng đã và đang chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về những nội dung này để giúp đoàn viên, người lao động có thể tự chăm sóc bản thân và tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

“Với những lý do như vậy, tôi cho rằng chủ đề “Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động” mà Ban tổ chức lựa chọn là rất thiết thực, ý nghĩa. Vì vậy, tôi đề nghị các đoàn viên, công nhân viên chức lao động hãy mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiên thức lý luận, thực tiễn, chuyên môn để trang bị đầy đủ thông tin tới đoàn viên công đoàn và người lao động”- đồng chí Nguyễn Chính Hữu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đề nghị sau chương trình này Báo Lao động Thủ đô tiếp tục tổ chức thêm nhiều cuộc giao lưu trực tuyến để tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức pháp luật về Lao động, các chế độ chính sách và những vấn đề thiết thực gắn với đời sống, việc làm mà người lao động quan tâm đến với đông đảo đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Đối với đoàn viên, người lao động, lãnh đạo LĐLĐ Thành phố mong muốn không chỉ qua những chương trình như thế này mà trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, nếu bản thân gặp khó khăn, vướng mắc hãy đến gặp Công đoàn mà gần nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở để Công đoàn cùng đồng hành, sẻ chia, giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác và lao động sản xuất.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Ban tổ chức tặng hoa chuyên gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

8h50: Các chuyên gia bắt đầu trả lời câu hỏi của CNVCLĐ và bạn đọc

Chị Nguyễn Thị Hà (Công ty cổ phần Ffintech) hỏi: Hiện tại công ty tôi số lượng lao động đông, mùa du lịch người lao động hay xin nghỉ không lương. Xin cho biết, trong 1 tháng người lao động được nghỉ không lương tối thiểu và tối đa bao nhiêu ngày. Những ngày nghỉ không lương có phải đóng BHXH không? Trong 1 tháng người lao động có thể xin nghỉ không lương tối thiểu và tối đa bao nhiêu ngày, những ngày nghỉ này có được đóng BHXH không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Nguyễn Thị Hà (Công ty cổ phần Ffintech) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong quy định của Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày/tháng mà căn cứ vào thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ. Nếu là nghỉ phép mới có quy định tối đa là nghỉ bao nhiêu ngày trong năm.

Về việc đóng bảo hiểm, nếu bạn đi làm, hưởng lương và tiền công thì mới đóng BHXH. Nếu không đi làm, không hưởng tiền lương, tiền công thì không cần đóng BHXH. Tuy nhiên, bạn lưu ý, nếu 1 tháng mà nghỉ 14 ngày không lương thì không cần đóng BHXH.


Chị Trần Thị Linh (Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà Nội): Trường hợp cơ quan tôi có công chức sinh con thứ 3 thì xử lý như thế nào? Cơ quan tôi có thực hiện ký hợp lao động cho tạp vụ. Đối với vị trí này các chế độ như nghỉ phép, hưởng lương trong thời gian nghỉ phép, chế độ khám sức khỏe như thế nào? Với những trường hợp được khen thưởng để xét nâng lương, nếu trường hợp được khen thưởng chuyên đề đột xuất có được tính nâng lương trước hạn không hay dựa vào thành tích công tác cả năm.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Vũ Minh Huyền

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Trong Luật Cán bộ công chức, viên chức và tại Nghị định 112 về xem xét kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức không có quy định rõ ràng việc sinh con thứ 3 phải xem xét xử lý kỷ luật, vì không có quy định cụ thể nên chủ yếu các đơn vị áp dụng khi thực hiện đối với đảng viên. Nếu công chức, viên chức đó là đảng viên thì phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của đảng viên. Nếu trong Thỏa ước lao động tập thể có nội dung nếu sinh con thứ 3 phải xem xét kỷ luật thì sẽ phải thực hiện theo Thỏa ước lao động. Như vậy khi muốn xem xét thực hiện kỷ luật thì cần phải xem xét tất cả các yếu tố: Quy định pháp luật, Thỏa ước lao động tập thể…

Theo Nghị định 111 năm 2022 của Chính phủ hướng dẫn đối với tạp vụ đây là vị trí công việc hỗ trợ phục vụ nên đơn vị có thể áp dụng một trong hai hình thức ký Hợp đồng lao động. Thứ nhất, áp dụng bảng lương như đối với công chức, viên chức ở bảng lương số 4 về các vị trí hỗ trợ. Thứ hai có thể thực hiện áp dụng trả lương theo mức lương tối thiểu vùng, trả lương thế nào sẽ căn cứ khả năng tài chính của đơn vị và thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đối với quy định Bộ Luật Lao động, khi người thực hiện chế độ Hợp đồng lao động vẫn có một số ngày nghỉ phép, nghỉ hưởng nguyên lương. Còn về khám sức khỏe định kỳ tính theo Bảo hiểm y tế, do đề xuất của Công đoàn để cơ quan phối hợp hỗ trợ.

Với những trường hợp được khen thưởng để xét nâng lương, Thông tư 08 của Bộ Nội vụ hướng dẫn, Quyết định 21 của Thành phố Hà Nội hướng dẫn về nội dung này. Những trường hợp khen thưởng đột xuất, theo giai đoạn của cấp có thẩm quyền như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, của Bộ trưởng đều được xem xét là một trong những điều kiện cần để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn.


Anh Đinh Minh Quyền (Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại Nhất Tín) hỏi: Xin chuyên gia làm rõ, thông tin cụ thể thêm về chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần tại dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại công ty tôi, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ làm đơn gửi các phòng, ban xin xác nhận ngày nhận đơn. Thời gian gần đây, nhiều đoàn viên đã nghỉ việc rồi nhưng quay lại hỏi Công đoàn rằng cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp không chấp nhận nội dung đó? Vậy trong trường hợp này đang vướng ở chỗ nào?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Anh Đinh Minh Quyền (Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại Nhất Tín) đặt câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về chi trả bảo hiểm thất nghiệp, nếu người lao động thôi việc theo đúng quy định của pháp luật, thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thành phần hồ sơ giải quyết gồm: Sổ Bảo hiểm xã hội, đơn xin nghỉ việc và quyết định thôi việc.

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.

Khi Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ và chuyển sang Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành quyết định, thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Về hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần, đây là chính sách an sinh xã hội, với mong muốn để người lao động ở lại trong hệ thống an sinh. Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Khi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, người lao động đóng 8%, chủ sử dụng lao động đóng 14%. Nhà nước khuyến khích người lao động không thanh toán bảo hiểm một lần. Bởi vậy dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được xây dựng cũng xây dựng kế hoạch để người lao động không rời khỏi hệ thống an sinh, nhằm không tạo gánh nặng cho Nhà nước về các vấn đề an sinh, trợ cấp…


Chị Lê Thị Hải (Công ty TNHH Hoa Lân) hỏi: Bạn tôi bị tai nạn không thể đi làm, phải nghỉ việc đã hơn 3 tháng, tôi được biết thời hạn giải quyết bảo hiểm thất nghiệp là 3 tháng, như vậy bạn của tôi có được giải quyết bảo hiểm thất nghiệp nữa không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời hạn giải quyết bảo hiểm thất nghiệp là căn cứ vào thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu người lao động nghỉ việc không thể đi làm trong hơn 3 tháng, nhưng thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động chưa được 3 tháng thì vẫn có thể được giải quyết bảo hiểm thất nghiệp. Còn nếu người lao động nghỉ việc, không đi làm, chấm dứt hợp đồng lao động trong hơn 3 tháng đó thì không được giải quyết.

Theo tôi, để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn, ốm đau phải nghỉ việc dài ngày mà chưa thể đi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì doanh nghiệp trước hết nên phối hợp với Bảo hiểm xã hội và hướng dẫn người lao động làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Sau khi giải quyết chế độ ốm đau đến khi người lao động có thể đi làm thủ tục giải quyết trợ cấp thất nghiệp thì mới thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, như vậy người lao động vừa được hưởng chế độ ốm đau vừa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.


Một bạn đọc hỏi: Tôi thấy hiện nay người trong độ tuổi từ 45 tuổi trở lên bị đột quỵ khá nhiều, xin bác sĩ tư vấn cách làm sao để hạn chế đột quỵ cũng như việc sơ cứu ban đầu nếu chẳng may bị?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Hiện nay người bị đột quỵ tương đối nhiều, đủ các lứa tuổi. Đột quỵ để lại những di chứng hết sức nặng nề. Đột quỵ có 2 dạng là vỡ mạch máu (chiếm 20% ở nước ngoài và 30% ở Việt Nam), thứ hai là nhồi máu não (nước ngoài chiếm 80%, Việt Nam chỉ 20%).

Có nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến đột quỵ: Một là xơ vữa mạch máu, khả năng co giãn của mạch máu kém. Chúng ta giảm xơ vữa mạch máu bằng cách kiểm soát mỡ máu, giảm các gốc tự do trong mạch máu. Khi các gốc tự do hoạt động mạnh khiến tế bào cơ thể bị ảnh hưởng. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần vận động nhiều và cải thiện chế độ ăn.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng

Hai là do mạch máu bị chèn ép. Ba là do cục máu đông khiến nhồi máu não. Trong người mỗi người luôn có một số cục máu đông, nó tự sinh ra và mất đi. Nếu ít vận động hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp… sẽ làm cục máu đông có xu hướng tăng. Với những trường hợp này nên sử dụng các loại thuốc can thiệp.

Tôi có lưu ý rằng, khi căng thẳng, mệt mỏi, hệ miễn dịch sẽ giảm, kéo theo mạch máu co thắt, từ đó dễ đột quỵ hơn. Để phòng chống đột quỵ thì bạn cần cần điều chỉnh tư tưởng, hạn chế căng thẳng, không stress. Tăng cường vận động, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, tăng cường cá và rau xanh…

Nếu bạn có mắc phải một số bệnh như đái tháo đường hoặc một số bệnh khác thì trong một số trường hợp thì cần phải can thiệp bằng thuốc. Việc dùng thuốc cực kỳ quan trọng và cần đến bác sĩ. Nếu lo ngại, đầu tiên bạn có thể dùng các thuốc chức năng trước.

Tôi nhấn mạnh việc vận động thể dục, thể thao cực kỳ quan trọng. Người Việt Nam đang có xu hướng hạn chế vận động hơn các quốc gia khác, ít đi bộ mà thường sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển. Việc vận động góp phần tích cực giúp cải thiện sức khỏe và cải thiện tinh thần tốt mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện.


Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh (Công đoàn Trường Mầm non Tuổi thần tiên) hỏi: Giáo viên nghỉ thai sản vào dịp hè có được nghỉ bù không và chế độ nghỉ bù như thế nào, được nghỉ bao ngày?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh (Cán bộ Công đoàn Trường Mầm non Tuổi Thần Tiên) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Theo quy định của ngành Giáo dục, mỗi giáo viên sẽ có 8 tuần nghỉ hè. Nếu thời gian nghỉ thai sản của các cô giáo trùng thời gian nghỉ hè, thì sẽ được cộng thêm thời gian nghỉ hoặc hoặc sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm.


Chị Nguyễn Thị Diệp (Công ty TNHH HTV): Công ty tôi có nhân sự bị bệnh tim đã thay van tim và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh thuốc thì người lao động đó cần quan tâm đến chế độ ăn uống như thế nào?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Nguyễn Thị Diệp (Công ty TNHH HTV) đặt câu hỏi.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Khi người bệnh thay van tim thường ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong cơ thể dễ hình thành các cục máu đông. Hàng ngày những người bị mắc bệnh phải dùng các thuốc chống đông. Tuy nhiên, thuốc này lại thường bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên mỗi tháng nên đi xét nghiệm chỉ số đông máu. Ngoài ra cũng cần phải thường xuyên siêu âm tim. Qua đó đánh giá xem có các cục máu đông ở đó không.

Với NLĐ bị bệnh tim, chủ sử dụng lao động không nên bố trí vị trí công việc của họ ở vị trí công việc nặng nhọc hoặc vị trí công việc áp lực quá căng thẳng. Khi ở những vị trí công việc này, NLĐ sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng đến sức khỏe,

Theo tôi, sức khỏe tim mạch đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi tim mạch mỗi năm làm chết 200.000 người mỗi năm, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh, cao hơn cả ung thư. Bởi vậy, công tác phòng bệnh và đảm bảo sức khỏe tim mạch hết sức quan trọng.


Chị Phạm Thị Vân Anh: (Trường Tiểu học Khương Mai) hỏi: Tôi xin hỏi các chuyên gia là phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng và tổ phó chuyên môn thì có được tính đóng bảo hiểm xã hội không vì các chức vụ này chỉ có quyết định do hiệu trưởng ký và hiện nay tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cũng thường xuyên được thay theo năm học, nếu được đóng bảo hiểm xã hội thì cách tính đóng như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đó là công chức, viên chức, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là kiêm nhiệm thì phụ cấp chức vụ này không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng trường hợp nếu người đó ký hợp đồng trách nhiệm với nhà trường, thì phụ cấp đó là phụ cấp trách nhiệm và phải đóng bảo hiểm xã hội.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Trưởng phòng Báo chí xuất bản, Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi.

Chuyên gia Vũ Minh Huyền bổ sung: Theo tôi hiểu phụ cấp chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn như chị nói là áp dụng theo Thông tư 33 năm 2005, thì phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tổ phó là phải đóng bảo hiểm xã hội.


Chị Hồng Anh (Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung): Giáo viên đủ điều kiện chuẩn giáo dục thì có phải đợi 9 năm để thăng hạng không? Trường tôi có giáo viên chuyển ngạch từ huấn luyện viên sang giáo viên thể dục đến nay đã gần 2 năm nhưng vẫn chưa chuyển được. Vậy xin chuyên gia cho biết thời gian chuyển ngạch tối đa phải đợi bao lâu, khi chuyển ngạch giáo viên đó có được truy thu 35% lương đứng lớp không?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Theo Thông tư 08/2023, thầy, cô giáo phải đạt trình độ chuẩn của giáo viên, tức là phải có bằng Đại học. Khi xem xét thăng hạng phải có thời gian công tác đủ 9 năm theo tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo Luật Giáo dục.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi.

Với giáo viên hạng 2, phải đảm bảo cơ bản thực hiện được các nhiệm vụ của giáo viên hạng 2, khi đủ các điều kiện thì được xem xét thăng hạng, khi thăng hạng căn cứ theo chỉ tiêu được giao của Bộ Nội vụ.

Đối với Huấn luyện viên khi được tiếp nhận điều động về làm giáo viên, trong quá trình giảng dạy đều được đánh giá từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được xem xét việc chuyển ngạch chức danh nghề nghiệp. Khi chuyển ngạch chức danh nghề nghiệp phải xem xét từng thời điểm, nếu đủ điều kiện, việc hưởng phụ cấp 35% đứng lớp thầy, cô sẽ được hưởng.


Chị Mai Hương (Công ty TNHH HTV) hỏi: Trong thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc để điều tra thì các chính sách liên quan đến BHXH có cần đóng không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc để điều tra, nếu trong tháng đó có 14 ngày trở lên người lao động không hưởng tiền lương, tiền công của đơn vị thì sẽ không phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp nhưng phải tham gia Bảo hiểm y tế bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.


Chị Nguyễn Thị Nhi (Giáo viên Trường mầm non Thăng Long): Hiện nay nhiều cô giáo hay bị tiền đình, trường hợp này thì cần chăm sóc sức khỏe như thế nào? Giáo viên nữ bị sảy thai được hưởng chế độ gì không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Nguyễn Thị Nhi (Giáo viên mầm non Thăng Long) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Hiện nay có nhiều khái niệm như sức khỏe tiền đình, rối loạn tiền đình… nhưng nói chính xác đó là hội chứng tiền đình. Và hội chứng tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra như: Thiếu máu, viêm, đột quỵ, hoặc u nhiễm…

Thiếu máu là nguy cơ cao nhất dẫn tới bệnh tiền đình. Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống cổ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tiền đình. Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, thì mọi người cần vận động như tập bơi, yoga… giúp các cơ chuyển hóa tốt, máu lưu thông tốt, hạn chế hội chứng tiền đình.

Riêng đối với giáo viên mầm non, công việc áp lực và vất vả, bởi vậy việc bị tiền đình là điều dễ hiểu. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh bị căng thẳng.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong luật Bảo hiểm xã hội có quy định về quyền lợi đối với người lao động không may bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, hoặc bệnh lý… thì thời gian nghỉ ốm từ 10 - 50 ngày, tùy theo tuần tuổi thai. Ví dụ nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi. Sau thời gian nghỉ ốm, trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đi làm trở lại đầu tiên thì vẫn có thể nghỉ chế độ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe.


Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng - Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót hỏi: Xin hỏi các chuyên gia, lao động nữ nghỉ thai sản trong bao nhiêu tuần thì được hưởng chế độ nghỉ tối đa là 10 ngày. Ở trường tôi có cô giáo phải nghỉ xử lý thai thụ tinh nhân tạo trong nhiều lần, thì chế độ nghỉ thai sản như thế nào?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của pháp luật, chế độ nghỉ xử lý xảy thai, nạo hút thai được tính theo tuần tuổi của con chứ không quy định là được nghỉ mấy lần trong năm. Cứ mỗi lần người lao động đi xử lý xẩy thai, nạo hút thai thì tùy theo tuần tuổi của thai nhi, mẹ sẽ được nghỉ từ 10 đến 50 ngày (10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên).

Trường hợp sau khi nghỉ, người lao động vẫn còn yếu thì có thể tiếp tục được nghỉ dưỡng sức. Thủ tục để hưởng chế độ này là người lao động phải lấy Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do cơ sở y tế cấp, trong đó ghi rõ tuần tuổi của thai là bao nhiêu.


Chị Trần Thị Thanh Mai (Trường mầm non Thanh Xuân Bắc): Xin chuyên gia cho biết, Giấy chứng nhận khi người lao động bị hỏng thai thì lấy ở đâu? Các chế độ hưởng khi nghỉ của trường hợp này có tương đương với chế độ thai sản bình thường không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Trần Thị Thanh Mai (Trường mầm non Thanh Xuân Bắc) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sẽ xin ở cơ sở khám chữa bệnh (bệnh viên, trung tâm y tế…), các đơn vị này sẽ cấp khi chúng ta ra khỏi viện sau khi điều trị và giấy này bạn sẽ gửi cho cơ quan công tác, cơ quan bạn sẽ gửi cho cơ quan BHXH.

Với việc nghỉ như vậy, sẽ tương đương với chế độ thai sản. Nói cách khác, trong quá trình nghỉ thai sản, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp ngoài chế độ thai sản thì với việc người lao động bị xảy thai cũng được hưởng các chế độ tương đương.


Chị Phạm Thị Hà (Công ty Cổ phần Koang Minh): Người lao động bị đau mắt đỏ có bắt buộc phải đi làm không? Chế độ dinh dưỡng khi mắc các loại dịch bệnh cần thực hiện như thế nào?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Phạm Thị Hà (Công ty Cổ phần Koang Minh) đặt câu hỏi.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Từ đầu năm đến nay có rất nhiều dịch, dịch đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, kiến ba khoang… Trải qua sau 2 năm Covid-19, sức đề kháng của mọi người giảm, các hoạt động rèn luyện sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ bị ảnh hưởng.

Dịch đau mắt đỏ có nguyên nhân do vi rút nên dễ lây, hiện chưa có quy định rõ ràng của cơ quan y tế là bắt buộc người lao động có nghỉ việc hay không, mà do nhu cầu của cơ quan sử dụng lao động có thể cho nghỉ hay không.

Việc phòng, chống dịch chủ yếu là tăng sức đề kháng, việc nhỏ thuốc nhỏ mắt có kháng sinh không có giá trị, nên nhỏ nước muối sinh lý, mỗi ngày nhỏ 2 - 3 lần, mỗi mắt 1 giọt chứ không nên lạm dụng, nên bổ sung vitamin cho mắt. Những người thường xuyên làm việc máy tính nên dành thời gian thư giãn, giảm sự căng thẳng cho mắt.


Chị Phan Hiền Ninh (Công ty TNHH Diễm Uyên Hufavet) hỏi: Đơn vị chúng tôi có lao động nữ trong thời gian mang thai thì mắc bệnh lý phải nghỉ việc, cụ thể là khi lao động nữ này đi khám thai thì có hiện tượng dọa xẩy thai, bác sĩ chỉ định nghỉ 10 ngày, xin hỏi các chuyên gia thời gian đó có tính là nghỉ thai sản không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động
Chị Phan Hiền Ninh (Công ty TNHH Diễm Uyên Hufavet) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời gian đó không tính là chế độ nghỉ thai sản. Trong thời gian người lao động mang thai mà bị ốm, bất cứ là bệnh gì, nếu có giấy khám chữa bệnh của Cơ sở y tế thì đều được thanh toán chế độ ốm đau, chứ không phải hưởng chế độ thai sản.


Chị Đỗ Dung (Công ty CADI-SUN): Doanh nghiệp phải thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động như thế nào, các trường hợp như làm trong xưởng đồng, nhôm, lái xe sẽ khám bệnh nghề nghiệp gì? Nếu người lao động không đủ tuổi năm đóng bảo hiểm thì có được hưởng lương hưu không? Trong doanh nghiệp có người lao động đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đủ sức khỏe và có mong muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp có phải ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm không nếu người lao động không muốn đóng?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Người lao động hết tuổi lao động, đủ tuổi nghỉ hưu thì doanh nghiệp nên giải quyết chế độ hưu cho người lao động. Sau đó, doanh nghiệp vẫn ký tiếp hợp đồng lao động cho người lao động, nếu người lao động tiếp tục muốn cống hiến. Tuy nhiên, trong khi ký hợp đồng mới thì doanh nghiệp không cần phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đối với người lao động không đủ tuổi, đang thất nghiệp, đủ tuổi nghỉ hưu, nếu Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, thì người lao động đủ 15 năm trở lên đóng bảo hiểm sẽ được hưởng lương hưu. Và đã được hưởng lương hưu thì sẽ kèm bảo hiểm y tế miễn phí. Còn nếu chưa đủ thời gian15 năm, thì có thể đống bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Với bệnh nghề nghiệp, đối với các công việc trong môi trường làm việc độc hại, nặng nhọc, thì hàng năm doanh nghiệp sẽ phải cho người lao động đi khám. Tùy theo từng vị trí việc làm, thì cơ quan y tế sẽ bố trí cho người lao động thăm khám phù hợp với nội dung công việc và thể trạng của người lao động.

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến trân trọng cảm ơn Báo Lao động Thủ đô, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận đã phối hợp với LĐLĐ quận tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với nội dung rất thiết thực và cảm ơn các chuyên gia đã cung cấp cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động quận Thanh Xuân những thông tin hữu ích về chính sách pháp luật, về chăm sóc sức khỏe.

Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân cũng nhấn mạnh, buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tiếp hôm nay đã thành công tốt đẹp, thông qua đây, các cán bộ Công đoàn cơ sở và các đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đã được trang bị những kiến thức về chế độ chính sách từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa đồng thời cũng được trang bị những kiến thức để có thể tự chăm sóc và nâng cao sức khỏe bản thân.

“Qua suốt nội dung đối thoại, các nội dung trao đổi giữa đoàn viên, NLĐ với chuyên gia hết sức ý nghĩa, thực tiễn, liên quan đến chính sách, sức khỏe NLĐ. Trong thời gian không nhiều nhưng các chuyên gia đã cung cấp kiến thức giúp Công đoàn quận chăm lo tốt hơn cho NLĐ.

Qua đây, chúng tôi sẽ phối hợp với các cấp ngành giải quyết tốt nhất đến chế độ chính sách NLĐ, quan tâm đến sức khỏe NLĐ… Hi vọng thời gian tới các chuyên gia, Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục phối hợp với LĐLĐ quận Thanh Xuân quan tâm đến NLĐ từ chính sách đến sức khỏe, góp phần giúp quận hoàn thành tốt hơn nữa việc chăm lo tới NLĐ” - Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến nhấn mạnh.

laodongthudo.vn
Link gốc: https://laodongthudo.vn/dang-truc-tuyen-giai-dap-che-do-chinh-sach-va-suc-khoe-cho-nguoi-lao-dong-162379.html

Tin khác

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

(LĐ&PL) Mới đây, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam do bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với LĐLĐ huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

(LĐ&PL) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 diễn ra ngày 19/4, thành phố Hà Nội đã tặng 100 suất quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động mỗi suất trị giá 1.350.000 đồng.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Ra mắt trang Fanpage “Liên đoàn Lao động quận Ba Đình”

Ra mắt trang Fanpage “Liên đoàn Lao động quận Ba Đình”

(LĐ&PL) Bắt đầu hoạt động từ ngày 21/12/2023, đến nay, trang Fanpage của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã tăng dần số lượng người theo dõi cũng như quan tâm qua từng hoạt động được đăng tải.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.

Có thể bạn quan tâm

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Trong suốt quá trình làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Đông Anh, Hà Nội), công nhân Nguyễn Thị Hường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc, nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Người lao động Sơn Tây hào hứng tham gia hội thao

Người lao động Sơn Tây hào hứng tham gia hội thao

(LĐ&PL) Hội thao CNVCLĐ thị xã đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia.
LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và LĐLĐ huyện Gia Lâm trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn

(LĐ&PL) Mới đây, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam do bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với LĐLĐ huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

Công nhân lao động Thủ đô xúc động khi được quan tâm chăm lo

(LĐ&PL) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 diễn ra ngày 19/4, thành phố Hà Nội đã tặng 100 suất quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động mỗi suất trị giá 1.350.000 đồng.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Ra mắt trang Fanpage “Liên đoàn Lao động quận Ba Đình”

Ra mắt trang Fanpage “Liên đoàn Lao động quận Ba Đình”

(LĐ&PL) Bắt đầu hoạt động từ ngày 21/12/2023, đến nay, trang Fanpage của LĐLĐ quận Ba Đình đã tăng dần số lượng người theo dõi cũng như quan tâm qua từng hoạt động được đăng tải.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Sôi nổi Ngày hội Văn hóa - Thể thao trong cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Thủ đô

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa - Thể thao trong cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Thủ đô

(LĐ&PL) Ngày 15/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Công đoàn Cơ quan Dân Đảng huyện Ba Vì tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ

Công đoàn Cơ quan Dân Đảng huyện Ba Vì tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ

(LĐ&PL) Mới đây, Công đoàn cơ quan Dân Đảng huyện Ba Vì đã tuyên truyền vận động ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” và quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.
Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Chiều 8/4, Công đoàn ngành Công Thương Khánh Hoà, Công đoàn trường Cao đẳng Công Thương miền Trung phối hợp tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn vệ sinh lao động”.
Đánh giá, xếp loại Công đoàn cơ sở phải bảo đảm dân chủ, công khai

Đánh giá, xếp loại Công đoàn cơ sở phải bảo đảm dân chủ, công khai

Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình Bùi Phương Chi, việc đánh giá, xếp loại Công đoàn cơ sở (CĐCS) phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, đúng thực chất, tránh tình trạng hình thức trong đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động của CĐCS.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông Công đoàn

(LĐ&PL) Ngày 28/3, Đoàn công tác của LĐLĐ thành phố Hà Nội đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động tại LĐLĐ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Biểu dương 80 nữ cán bộ, viên chức, lao động điển hình ngành Giao thông

Biểu dương 80 nữ cán bộ, viên chức, lao động điển hình ngành Giao thông

(LĐ&PL) Ngày 26/3, Công đoàn Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương nữ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động xuất sắc.
Tháng Công nhân sẽ có 2.000 lao động khó khăn được hỗ trợ

Tháng Công nhân sẽ có 2.000 lao động khó khăn được hỗ trợ

Nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Công đoàn HANDICO: Chủ động tổ chức đối thoại định kỳ

Công đoàn HANDICO: Chủ động tổ chức đối thoại định kỳ

(LĐ&PL) Quý I/2024, Công đoàn HANDICO đã thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nổi bật là chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho đoàn viên, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động