Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi

Thời sự 15:54 | 30/06/2022
Từ những kết quả và kinh nghiệm đạt được trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Bước ngoặt lớn làm thay đổi cục diện chống tham nhũng Tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong trường học
Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi - Ảnh 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng nay (30/6), Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu ở Trung ương và địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương, lãnh đạo các địa phương…

Đây là một hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, bàn về những vấn đề liên quan đến "chống giặc nội xâm", giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta; được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng.

Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, phát huy kết quả và rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong các giai đoạn trước, trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (trực thuộc Bộ Chính trị) đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta trong thời gian qua.

Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đến nay, nhất là sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với ý chí và tinh thần trách nhiệm cao, với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước… mà hoàn toàn ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt là góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh".

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước chỉ làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

"Qua tổng kết, chúng ta có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Đó là, một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội...

Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi - Ảnh 2.
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 là một hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, bàn về những vấn đề liên quan đến "chống giặc nội xâm", giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều bài học quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn

Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn được đúc rút ra.

Theo đó, trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội xâm", tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất,... do người khác "biếu xén", "cho, tặng", hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng" và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng".

Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng.

Phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng.

Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hoá của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.

Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi - Ảnh 3.
Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ trọng thời gian tới về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hoá, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng, tiêu cực".

Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng, tiêu cực. Phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ"; ngăn chặn nguy cơ nẩy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp.

Thứ ba, là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Thứ tư là tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Cùng với "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế, thể chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị "tha hoá". Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Thứ năm là tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa phương.

Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động của các cơ quan này. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.

"Từ những kết quả và kinh nghiệm đạt được trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của nhân dân", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

Theo Nguyễn Hoàng/baochinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/tham-nhung-tieu-cuc-nhat-dinh-se-bi-ngan-chan-day-lui-102220630115426194.htm

Link gốc: https://baochinhphu.vn/tham-nhung-tieu-cuc-nhat-dinh-se-bi-ngan-chan-day-lui-102220630115426194.htm

Tin khác

Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

(LĐ&PL) Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội, tiếp nhận thông tin, kiểm tra tính chính xác hay giả mạo của thuốc quảng cáo.
Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi nâng mức thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Ngày 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

(LĐ&PL) Với chiến thắng tuyệt đối 4 phần thi, Võ Quang Phú Đức (THPT chuyên Quốc học Huế) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (HL6), tỷ lệ 1/2000 thuộc các xã: Thạch Hòa, huyện Thạch Thất và các xã Phú Cát, Hòa Thạch, huyện Quốc Oai. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 699,50ha. Quy mô dân số khoảng 77.000 người; được chia thành 6 ô quy hoạch, được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), tình trạng đầu cơ thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng khi đấu giá đất là đẩy giá đất lên cao nhưng khi nộp tiền lại bỏ cọc...
Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.
Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

(LĐ&PL) Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội, tiếp nhận thông tin, kiểm tra tính chính xác hay giả mạo của thuốc quảng cáo.
Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi nâng mức thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Ngày 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

(LĐ&PL) Với chiến thắng tuyệt đối 4 phần thi, Võ Quang Phú Đức (THPT chuyên Quốc học Huế) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (HL6), tỷ lệ 1/2000 thuộc các xã: Thạch Hòa, huyện Thạch Thất và các xã Phú Cát, Hòa Thạch, huyện Quốc Oai. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 699,50ha. Quy mô dân số khoảng 77.000 người; được chia thành 6 ô quy hoạch, được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển.
Biểu dương 70 điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024

Biểu dương 70 điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng nay, 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô,Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Nguyễn Đức Cảnh: Nhà báo cách mạng và nhà lý luận chính trị xuất sắc

Nguyễn Đức Cảnh: Nhà báo cách mạng và nhà lý luận chính trị xuất sắc

Ngày 1/10, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí cách mạng Việt Nam". Chương trình diễn ra đúng ngày kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) - do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng Biên tập - xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 - 1/10/2024).
Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lại nhà ở cho dân bị mất tài sản trước 31/12 với vách cứng, nền cứng, mái cứng; hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024.
Xem công nhân Transerco trổ tài kỹ năng bảo dưỡng xe buýt “nhanh như điện”

Xem công nhân Transerco trổ tài kỹ năng bảo dưỡng xe buýt “nhanh như điện”

(LĐ&PL) Ngày 27/9, Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco tổ chức Hội thi Bảo dưỡng sửa chữa xe buýt năm 2024. Mục tiêu của hội thi nhằm không để xe xấu, xe bẩn, đặc biệt xe mất an toàn ra hoạt động, góp phần đẩy mạnh mục tiêu về chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông ở các đơn vị vận tải.
Tọa đàm trực tuyến: “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

Tọa đàm trực tuyến: “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

Trong không khí hào hùng của người dân Thủ đô và cả nước hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của thành phố Hà Nội, sáng 26/9, Báo Lao động Thủ đô tổ chức Tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Chủ tịch UBND Thành phố sẽ đối thoại với thanh niên về trách nhiệm xây dựng Thủ đô

Chủ tịch UBND Thành phố sẽ đối thoại với thanh niên về trách nhiệm xây dựng Thủ đô

Dự kiến 14/10 tới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ trực tiếp đối thoại với thanh niên với chủ đề: “Thanh niên tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”.
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hàng loạt giải pháp quan trọng khắc phục hậu quả bão số 3

Hàng loạt giải pháp quan trọng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐ&PL) Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3...
Xem thêm
Phiên bản di động