Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh |
Bộ Y tế vừa gửi Công văn số 2668/BYT-DP đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm.
Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.
Theo WHO, từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022, tính đến 21/5/2022 trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh, 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.
Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm vi rút đậu mùa khỉ chủng Tây Phi và có đặc điểm giống chủng vi rút lây truyền từ Nigeria sang một số quốc gia năm 2018, 2019. WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.
Để chủ động giám sát các ca bệnh đậu mùa khỉ và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ: Benin, Cameroon, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Nam Sudan...
Đồng thời, tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.
Bên cạnh đó, cần chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Theo Nguyệt Minh/laodongthudo.vn
https://laodongthudo.vn/tang-cuong-giam-sat-phong-chong-benh-dau-mua-khi-140577.html
Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!
Có thể bạn quan tâm

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những người giữ an toàn bãi biển

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết
