Quy định của pháp luật về tạm ứng tiền lương
Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Còn về tạm ứng tiền lương, theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên nhưng tối đa không quá một tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 cũng nêu rõ, người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Như vậy, việc tạm ứng lương về cơ bản sẽ do hai bên thỏa thuận. Tuy vậy, tùy trường hợp hưởng lương theo hợp đồng hay theo sản phẩm sẽ có mức tạm ứng lương khác nhau. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động vẫn được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Khi đang bị tạm đình chỉ công việc, người lao động vẫn được ứng lương theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Tin khác

Từ 1/7/2025: Người lao động chỉ cần 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu

Hướng dẫn chi tiết khai Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bảo đảm đủ kinh phí chi trả chế độ cho người lao động nghỉ thôi việc theo Nghị định 178

Từ 1/7/2025, tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với 3 nhóm đối tượng
Có thể bạn quan tâm

Cách tính lương hưu và trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Đề xuất các vị trí nhân viên thư viện, y tế học đường được hưởng phụ cấp hỗ trợ

Từ 1/7/2025: Người lao động chỉ cần 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu

Hướng dẫn chi tiết khai Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bảo đảm đủ kinh phí chi trả chế độ cho người lao động nghỉ thôi việc theo Nghị định 178

Từ 1/7/2025, tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với 3 nhóm đối tượng

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc sắp xếp đơn vị hành chính

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Chưa đủ tuổi, có được nhận lương hưu ngay không?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có được nâng lương trước thời hạn?

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia
